Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

Xin cầu nguyện khẩn cấp cho Ấn Độ

Chúng tôi xin gởi lời kêu gọi của cha Giám tỉnh Phanxicô bên Ấn độ:
Cầu nguyện cho Giáo Hội Ấn độ.
Những người Ấn giáo quá khích đã đốt 20 nhà thờ đêm vừa qua. Tối nay họ đã đốt phá bình địa 200 nhà thờ khác trong tỉnh Olisabang. Họ còn có ý định giết 200 nhà truyền giáo trong 24 giờ tới!
Lúc này các Ki-tô hữu còn nấp trong các xóm.
Xin cầu nguyện cho họ và gởi mail này cho những ai bạn quen biết.
Xin Thiên Chúa đoái thương anh chị em ki-tô hữu ở Ân độ.
Cha SamuelM. Chetcuti OFM Conv.
Giám tỉnh Franciscains conventuels


APPEL URGENT A LA PRIERE
De la part du P. Vincent-Marie de l’abbaye d’Ourscamp qui vient de faire suivre ce message
Nous avons reçu cet appel urgent à la prière…
Bonsoir, Message du P. Goio Eskibel, csv :
Je vous renvoie le message reçu du supérieur provincial des franciscains en Inde. > “Priez pour l’Eglise de l’Inde. Des extrémistes bouddhistes, en Inde, ont incendié 20 églises la nuit dernière.
Ce soir ils ont planifié de détruire 200 églises dans la province d’Olisabang.
Ils ont l’intention de tuer 200 missionnaires pendant les prochaines 24 heures. En ce moment, tous les chrétiens sont en train de se cacher dans les hameaux. Priez pour eux et envoyez ce mail à tous les chrétiens que vous connaissez.
Demandez à Dieu d’avoir pitié de nos frères et sœurs de l’Inde. Lorsque vous recevrez ce message, je vous prie de l’envoyer d’urgence à d’autres personnes. Priez pour eux notre Seigneur Tout-puissant et Victorieux.
P. Samuel M. Chetcuti OFM Conv.
P. Provincial des Franciscains conventuels
Repúblique Street , Valletta VLT 1110, Malt Tef. (356) 21241167
Fax (356) 21223556
Mob (336) 99865668
UNION DE PRIERE !

http://luongtamconggiao.wordpress.com

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

Chúa Nhật VIII TN A : CÓ TIN, CÓ KHÁC

“Vai mang bị bạc kè kè. Nói quấy, nói quá chúng nghe rầm rầm”. “Bần cư náo thị vô nhân vấn. Phú tại sơn lâm hữu khách tầm”. “Có tiền mua tiên cũng được”. “Vạn sự phải có cái đầu tiên là tiền đâu?”. “Hạ tầng kiến trúc quyết định thượng tầng kiến trúc”. “Ai nắm hầu bao thì người ấy có quyền quyết định”. “Có thực mới vực được đạo”. “ Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”…Rất nhiều kiểu nói văn hoa hay dí dỏm của người xưa hay người đời nay như đã minh chứng sức mạnh to lớn, sức cuốn hút khó cưỡng của vật chất, tiền bạc. Chính Chúa Kitô cũng đã từng đặt đối trọng thần tài với Thiên Chúa khi dạy bảo: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6,24).
Dĩ nhiên, đã là người trong thân phận xác phàm thì không thể coi thường các điều kiện thể lý và vật chất. Pascal đã từng cảnh tỉnh rằng ai muốn sống như thiên thần thì sẽ có nguy cở trở thành loài vật. Để ban ơn cứu độ cho con người, Thiên Chúa đã chọn con đường vào trần gian, mang lấy thân nhục thể. Đã đón nhận xác đất vật hèn thì Con Thiên Chúa làm người chấp nhận bị điều kiện hoá bởi các quy luật sinh hoá lý mà trong đó vai trò của vật chất, tiền bạc không nhỏ chút nào. Ngay từ lúc khởi đầu công cuộc rao giảng tin mừng, chính Người cũng đã bị thần dữ cám dỗ về lãnh vực này (x.Mt 4,1-11).
Vấn đề đặt ra đó là vị trí chủ-tớ trong tương quan giữa con người chúng ta với của cải, tiền bạc. Của cải, tiền bạc vốn là tốt nhưng chúng chỉ tốt khi phục vụ con người, nghĩa là làm tôi con người. Chúng trở thành xấu khi con người đội chúng trên đầu trên cổ, xem chúng như những vị thần toàn năng. Rất nhiều câu ngạn ngữ nói đến ý tưởng này, chẳng hạn như “tiền bạc là tên đầy tớ tốt, nhưng là ông chủ tồi”... Chúng ta có thể nói rằng xưa lẫn nay người ta đều đồng thuận về chân lý này nghĩa là phải biết làm chủ tiền bạc, của cải. Thế nhưng trong thực tế thì dường như ngược lại. Chuyện để cho của cải, tiền bạc lôi kéo mình đến chỗ không hay, điều khiển mình làm những sự chẳng nên là chuyện không hiếm. Một thực tế nữa đó là những người thường lên tiếng khuyên dạy người ta cách thế làm chủ tiền của theo kiểu luân lý hay nói nôm na là dạy đời thì thường là những người đang sung túc, đủ đầy tiền của, không phải gánh chịu cảnh bán mặt cho đất, bán lưng cho trời ngày hai buổi, để kiếm cái ăn, cái mặc cho mình và gia đình. Chính vì thế mà biết bao văn chương chữ nghĩa về đề tài bạc tiền thoặt nghe rất dễ nhận nhưng chẳng làm thay đổi người nghe. Dòng đời xô bồ vẫn cứ chảy. Ma lực của đồng tiền vẫn cứ ngự trị cách này cách khác. Làm sao để đứng vững trước dòng xoáy của các nhu cầu cơm áo gạo tiền cũng như các phương tiện để sinh tồn và phát triển? Chúa Kitô cho chúng ta chiếc chìa khoá căn bản đó là lòng tin.
Đức tin tiên vàn là ân ban của Thiên Chúa. Đức tin cũng là sự đáp trả của con người trong tự do và hiểu biết. Chúa Kitô mời gọi chúng ta dùng trí khôn để suy xét, cân nhắc và chọn lựa giữa những điều hơn kém. Với trí khôn bình thường, người ta dễ dàng nhận ra phần hơn kém giữa mạng sống và của ăn, giữa thân xác và áo quần. Thế mà vẫn có đó nhiều người vì cơm áo mà đã phải thiệt thân. Lưới đã rách thì cố tìm mấy viên chì cũng chẳng được ích gì. Từ dữ kiện đời thường Chúa Kitô mời gọi chúng ta phân định phần thiệt hơn giữa sự sống đời này với sự sống đời đời, đồng thời mời gọi chúng ta hướng cái nhìn lên Đấng Toàn năng chí ái, Đấng đã cho chúng ta từ hư vô hiện hữu ở đời này.
Cần xác định rằng không một ai trên trần gian này tự quyết định hay phải trả một giá nào cho việc làm người, chào đời của bản thân. Không một ai tự mình làm người nhưng là được dựng nên, được tạo thành. Người có niềm tin nhìn nhận việc làm người của mình do Đấng toàn năng. Cách riêng Kitô hữu tin nhận Đấng Toàn Năng cũng là Người Cha chí ái. Vì yêu thương nên Thiên Chúa đã cho tôi làm người, chào đời. Không bao giờ Thiên Chúa bỏ rơi chúng ta. Chẳng có người mẹ nào quên được đứa con mình mang nặng đẻ đau. Cho dù thỉnh thoảng có một đôi người mẹ trần gian vô tâm với con của mình thì Thiên Chúa chẳng bao giờ bỏ quên chúng ta (x.Is 49,14-15). Tác giả Thánh Vịnh luận lý rằng nếu Thiên Chúa ghét bỏ bất cứ loài nào thì Người đã không dựng nên nó.
Chúa Kitô mời gọi chúng ta hãy nhìn xem hoa cỏ, chim trời để vững tin vào Thiên Chúa, Đấng luôn yêu thương, chăm sóc mọi loài, nhất là loài người. Có được niềm tin này thì Kitô hữu cho dù vẫn phải gắng công kiếm tìm sinh kế cho bản thân và tha nhân nhưng không quá “lo lắng” theo kiểu người chưa hoặc không nhận biết Thiên Chúa. Vẫn nỗ lực lao tác kiếm tìm của cải vật chất nhưng chúng ta phải biết sử dụng chúng để phục vụ sự sống, để phát triển tình yêu. Đây là nội hàm lời dạy của Chúa Kitô: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người…”(Mt 6,33).
Chúng ta ra sức kiếm tìm vật chất, tiền của để làm gì? Trả lời rốt ráo câu hỏi trên theo ánh sáng mạc khải thì chúng ta sẽ biết cách kiếm tìm của cải đẹp lòng Thiên Chúa. Thử hỏi rằng đã có nét khác biệt nào giữa Kitô hữu và bà con lương dân hay người khác đạo trong cách thế kiếm tìm vật chất, của tiền cũng như cách thế sử dụng chúng? Thiết nghĩ đây là một cách thế biểu lộ niềm tin mang tính khả tín và cũng là một cách thế rao giảng tin mừng hữu hiệu ngay giữa môi trường sống của Kitô hữu chúng ta. Và sẽ không thừa khi đề cập đến một hiện thực đó là đã có nhiều anh em lương dân hay bà con khác đạo xa lánh, từ chối ánh sáng tin mừng chỉ vì các gương xấu của Kitô hữu trong vấn đề kiếm tìm và sử dụng của cải, tiền bạc.
Dùng niềm tin để biện minh cho lối sống thì ít thuyết phục hơn là dùng chính cuộc sống để minh chứng cho niềm tin.

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Thuận Hiếu – Ban Mê Thuột

SANCTA MATER ECCLESIA

"Instruction Concerning the Historical Truth of the Gospels"
Pontifical Biblical Commission
April 21, 1964
English Translation by Joseph Fitzmyer, SJ
I. Holy Mother the Church, "the pillar and bulwark of truth,"[1] has always used Sacred Scripture in her task of imparting heavenly salvation to men. She has always defended it, too, from every sort of false interpretation. Since there will never be an end to (biblical) problems, the Catholic exegete should never lose heart in explaining the divine word and in solving the difficulties proposed to him. Rather, let him strive earnestly to open up still more the real meaning of the Scriptures. Let him rely firmly not only on his own resources, but above all on the help of God and the light of the Church.

II. It is a source of great joy that there are found today, to meet the needs of our times, faithful sons of the Church in great numbers who are experts in biblical matters. They are following the exhortations of the Supreme Pontiffs and are dedicating themselves wholeheartedly and untiringly to this serious and arduous task. "Let all the other sons of the Church bear in mind that the efforts of these resolute laborers in the vineyard of the Lord are to be judged not only with equity and justice, but also with the greatest charity,"[2] since even illustrious interpreters, such as Jerome himself, tried at times to explain the more difficult questions with no great success.[3] Care should be had "that the keen strife of debate should never exceed the bounds of mutual charity. Nor should the impression be given in an argument that truths of revelation and divine traditions are being called in question. For unless agreement among minds be safeguarded and principles be carefully respected, great progress in this discipline will never be expected from the diverse pursuits of so many persons."[4]

III. Today more than ever the work of exegetes is needed, because many writings are being spread abroad in which the truth of the deeds and words which are contained in the Gospels is questioned. For this reason the Pontifical Biblical Commission, in pursuit of the task given to it by the Supreme Pontiffs, has considered it proper to set forth and insist upon the following points.

IV. 1. Let the Catholic exegete, following the guidance of the Church, derive profit from all that earlier interpreters, especially the holy Fathers and Doctors of the Church, have contributed to the understanding of the sacred text. And let him carry on their labors still further. In order to put the abiding truth and authority of the Gospels in their full light, he will accurately adhere to the norms of rational and Catholic hermeneutics. He will diligently employ the new exegetical aids, above all those which the historical method, taken in its widest sense, offers to him--a method which carefully investigates sources and defines their nature and value, and makes use of such helps as textual criticism, literary criticism, and the study of languages. The interpreter will heed the advice of Pius XII of happy memory, who enjoined him "prudently to examine what contribution the manner of expression or the literary form used by the sacred writer makes to a true and genuine interpretation. And let him be convinced that this part of his task cannot be neglected without serious detriment to Catholic exegesis."[5] By this piece of advice Pius XII of happy memory enunciated a general rule of hermeneutics, by which the books of the Old Testament as well as the New must be explained. For in composing them the sacred writers employed the way of thinking and writing which was in vogue among their contemporaries. Finally, the exegete will use all the means available to probe more deeply into the nature of Gospel testimony, into the religious life of the early churches, and into the sense and the value of apostolic tradition.

V. As occasion warrants, the interpreter may examine what reasonable elements are contained in the "Form-Critical method" that can be used for a fuller understanding of the Gospels. But let him be wary, because scarcely admissible philosophical and theological principles have often come to be mixed with this method, which not uncommonly have vitiated the method itself as well as the conclusions in the literary area. For some proponents of this method have been led astray by the prejudiced views of rationalism. They refuse to admit the existence of a supernatural order and the intervention of a personal God in the world through strict revelation, and the possibility and existence of miracles and prophecies. Others begin with a false idea of faith, as if it had nothing to do with historical truth--or rather were incompatible with it. Others deny the historical value and nature of the documents of revelation almost a priori. Finally, others make light of the authority of the apostles as witnesses to Christ, and of their task and influence in the primitive community, extolling rather the creative power of that community. All such views are not only opposed to Catholic doctrine, but are also devoid of scientific basis and alien to the correct principles of historical method.

VI. 2. To judge properly concerning the reliability of what is transmitted in the Gospels, the interpreter should pay diligent attention to the three stages of tradition by which the doctrine and the life of Jesus have come down to us.

VII. Christ our Lord joined to Himself chosen disciples,[6] who followed Him from the beginning,[7] saw His deeds, heard His words, and in this way were equipped to be witnesses of His life and doctrine.[8] When the Lord was orally explaining His doctrine, He followed the modes of reasoning and of exposition which were in vogue at the time. He accommodated Himself to the mentality of His listeners and saw to it that what He taught was firmly impressed on the mind and easily remembered by the disciples. These men understood the miracles and other events of the life of Jesus correctly, as deeds performed or designed that men might believe in Christ through them, and embrace with faith the doctrine of salvation.

VIII. The apostles proclaimed above all the death and resurrection of the Lord, as they bore witness to Jesus.[9] They faithfully explained His life and words,[10] while taking into account in their method of preaching the circumstances in which their listeners found themselves.[11] After Jesus rose from the dead and His divinity was clearly perceived,[12] faith, far from destroying the memory of what had transpired, rather confirmed it, because their faith rested on the things which Jesus did and taught.[13] Nor was He changed into a "mythical" person and His teaching deformed in consequence of the worship which the disciples from that time on paid Jesus as the Lord and the Son of God. On the other hand, there is no reason to deny that the apostles passed on to their listeners what was really said and done by the Lord with that fuller understanding which they enjoyed,[14] having been instructed by the glorious events of the Christ and taught by the light of the Spirit of Truth.[15] So, just as Jesus Himself after His resurrection "interpreted to them"[16] the words of the Old Testament as well as His own,[17] they too interpreted His words and deeds according to the needs of their listeners. "Devoting themselves to the ministry of the word,"[18] they preached and made use of various modes of speaking which were suited to their own purpose and the mentality of their listeners. For they were debtors[19] "to Greeks and barbarians, to the wise and the foolish."[20] But these modes of speaking with which the preachers proclaimed Christ must be distinguished and (properly) assessed: catecheses, stories, testimonia, hymns, doxologies, prayers--and other literary forms of this sort which were in Sacred Scripture and were accustomed to be used by men of that time.

IX. This primitive instruction, which was at first passed on by word of mouth and then in writing--for it soon happened that many tried "to compile a narrative of the things"[21] which concerned the Lord Jesus--was committed to writing by the sacred authors in four Gospels for the benefit of the churches, with a method suited to the peculiar purpose which each (author) set for himself. From the many things handed down they selected some things, reduced others to a synthesis, (still) others they explicated as they kept in mind the situation of the churches. With every (possible) means they sought that their readers might become aware of the reliability[22] of those words by which they had been instructed. Indeed, from what they had received the sacred writers above all selected the things which were suited to the various situations of the faithful and to the purpose which they had in mind, and adapted their narration of them to the same situations and purpose. Since the meaning of a statement also depends on the sequence, the Evangelists, in passing on the words and deeds of our Saviour, explained these now in one context, now in another, depending on (their) usefulness to the readers. Consequently, let the exegete seek out the meaning intended by the Evangelist in narrating a saying or a deed in a certain way or in placing it in a certain context. For the truth of the story is not at all affected by the fact that the Evangelists relate the words and deeds of the Lord in a different order,[23] and express his sayings not literally but differently, while preserving (their) sense.[24] For, as St. Augustine says, "It is quite probable that each Evangelist believed it to have been his duty to recount what he had to in that order in which it pleased God to suggest it to his memory in those things at least in which the order, whether it be this or that, detracts in nothing from the truth and authority of the Gospel. But why the Holy Spirit, who apportions individually to each one as He wills,[25] and who therefore undoubtedly also governed and ruled the minds of the holy (writers) in recalling what they were to write because of the pre-eminent authority which the books were to enjoy, permitted one to compile his narrative in this way, and another in that, anyone with pious diligence may seek the reason and with divine aid will be able to find it."[26]

X. Unless the exegete pays attention to all these things which pertain to the origin and composition of the Gospels and makes proper use of all the laudable achievements of recent research, he will not fulfil his task of probing into what the sacred writers intended and what they really said. From the results of the new investigations it is apparent that the doctrine and the life of Jesus were not simply reported for the sole purpose of being remembered, but were "preached" so as to offer the Church a basis of faith and of morals. The interpreter (then), by tirelessly scrutinizing the testimony of the Evangelists, will be able to illustrate more profoundly the perennial theological value of the Gospels and bring out clearly how necessary and important the Church's interpretation is.

XI. There are still many things, and of the greatest importance, in the discussion and explanation of which the Catholic exegete can and must freely exercise his skill and genius so that each may contribute his part to the advantage of all, to the continued progress of sacred doctrine, to the preparation and further support of the judgment to be exercised by the ecclesiastical magisterium, and to the defense and honor of the Church.[27] But let him always be disposed to obey the magisterium of the Church, and not forget that the apostles, filled with the Holy Spirit, preached the good news, and that the Gospels were written under the inspiration of the Holy Spirit, who preserved their authors from all error. "Now we have not learned of the plan of our salvation from any others than those through whom the gospel has come to us. Indeed, what they once preached they later passed on to us in the Scriptures by the will of God, as the ground and pillar of our faith. It is not right to say that they preached before they had acquired perfect knowledge, as some would venture to say who boast of being correctors of the apostles. In fact, after our Lord rose from the dead and they were invested with power from on high, as the Holy Spirit came upon them, they were filled with all (His gifts) and had perfect knowledge. They went forth to the ends of the earth, one and all with God's gospel, announcing the news of God's bounty to us and proclaiming heavenly peace to men."[28]

XII. 3. Those whose task it is to teach in seminaries and similar institutions should have it as their "prime concern that. Holy Scripture be so taught as both the dignity of the discipline and the needs of the times require."[29] Let the teachers above all explain its theological teaching, so that the Sacred Scriptures "may become for the future priests of the Church both a pure and never-failing source for their own spiritual life, as well as food and strength for the sacred task of preaching which they are about to undertake."[30] When they practice the art of criticism, especially so-called literary criticism, let them not pursue it as an end in itself, but that through it they might more plainly perceive the sense intended by God through the sacred writer. Let them not stop, therefore, halfway, content only with their literary discoveries, but show in addition how these things really contribute to a clearer understanding of revealed doctrine, or, if it be the case, to the refutation of errors. Instructors who follow these norms will enable their students to find in Sacred Scripture that which can "raise the mind to God, nourish the soul, and further the interior life."[31]

XIII. 4. Those who instruct the Christian people in sacred sermons have need of great prudence. Let them above all pass on doctrine, mindful of St. Paul's warning: "Look to yourself and your teaching; hold on to that. For by so doing you will save both yourself and those who listen to you."[32] They are to refrain entirely from proposing vain or insufficiently established novelties. As for new opinions already solidly established, they may explain them, if need be, but with caution and due care for their listeners. When they narrate biblical events, let them not add imaginative details which are not consonant with the truth.

XIV. This virtue of prudence should be cherished especially by those who publish for the faithful. Let them carefully bring forth the heavenly riches of the divine word "that the faithful. may be moved and inflamed rightly to conform their lives (to them)."[33] They should consider it a sacred duty never to depart in the slightest degree from the common doctrine and tradition of the Church. They should indeed exploit all the real advances of biblical science which the diligence of recent (students) has produced. But they are to avoid entirely the rash remarks of innovators.[34] They are strictly forbidden to disseminate, led on by some pernicious itch for newness, any trial solutions for difficulties without a prudent selection and serious discrimination, for thus they perturb the faith of many.

XV. This Pontifical Biblical Commission has already considered it proper to recall that books and articles in magazines and newspapers on biblical subjects are subject to the authority and jurisdiction of ordinaries, since they treat of religious matters and pertain to the religious instruction of the faithful.[35] Ordinaries are therefore requested to keep watch with great care over popular writings of this sort.

XVI. 5. Those who are in charge of biblical associations are to comply faithfully with the norms laid down by the Pontifical Biblical Commission.[36]

XVII. If all these things are observed, the study of the Sacred Scriptures will contribute to the benefit of the faithful. Even in our time everyone realizes the wisdom of what St. Paul wrote: The Sacred Writings "can instruct (us) for salvation through faith in Christ Jesus. All Scripture is divinely inspired and profitable for teaching, for reproof, for correction, and for training in uprightness, so that the man of God may be perfect, equipped for every good work."[37]

XVIII. The Holy Father, Pope Paul VI, at the audience graciously granted to the undersigned secretary on April 21, 1964, approved this Instruction and ordered the publication of it.

Rome, April 21, 1964
Benjamin N. Wambacq, O. Praem.
Secretary of the Commission

--------------------------------------------------------------------------------

Footnotes to the PBC's "Instruction"
* [Fitzmyer's Note]: The numbering of the footnotes of the Latin is generally preserved; occasionally it has been necessary to reverse two of them because of the English wording. Words added in parentheses do not appear in the Latin text; they are supplied for the sake of the English. Cf. notes 2 and 8 supra.--For some strange reason the references to the Encyclical Divino afflante Spiritu are given in the Latin text of the Instruction to the Italian translation of the Encyclical in Acta apostolicae sedis; we have changed them to the corresponding pages of the official Latin text.
1) 1 Tim 3:15.

2) Divino afflante Spiritu (hereafter DaS) 46 (EB 564; AAS 35 [1943] 319; RSS 101).

3) Cf. Spiritus Paraclitus 2, 3 (EB 451; RSS 50).

4) Apostolic Letter Vigilantiae (EB 143; RSS 33).

5) DaS 38 (EB 560; AAS 35 [1943] 316; RSS 98).

6) Mk 3:14; Lk 6:13.

7) Lk 1:2; Acts 1:21-22.

8) Lk 24:48; Jn 15:27; Acts 1:8; 10:39; 13:31.

9) Lk 24:44-48; Acts 2:32; 3:15; 5:30-32.

10) Acts 10:36-41.

11) Compare Acts 13:16-41 with Acts 17:22-31.

12) Acts 2:36; Jn 20:28.

13) Acts 2:22; 10:37-39.

14) Jn 2:22; 12:16; 11:51-52; cf. 14:26; 16:12-13; 7:39.

15) Jn 14:26; 16:13.

16) Lk 24:27.

17) Lk 24:44-45; Acts 1:3.

18) Acts 6:4.

19) 1 Cor 9:19-23.

20) Rom 1:14.

21) Lk 1:1.

22) Lk 1:4.

23) Cf. John Chrysostom, Hom. in Matth. 1, 3 (PG 57, 16-17).

24) Augustine, De consensu Evangelistarum 2, 12, 28 (PL 34, 1090-91; CSEL 43, 127-29).

25) 1 Cor 12:11.

26) De consensu Evangelistarum 2, 21, 51-52 (PL 34, 1102; CSEL 43, 153).

27) DaS 47 (EB 565; AAS 35 [1943] 319; RSS 102).

28) Irenaeus, Adversus haereses 3, 1, 1 (Harvey 2, 2; PG 7, 844).

29) Apostolic Letter Quoniam in re biblica (EB 162; RSS 36).

30) DaS 55 (EB 567; AAS 35 [1943] 322; RSS 104).

31) DaS 25 (EB 552; AAS 35 [1943] 311; RSS 93).

32) 1 Tim 4:16.

33) DaS 50 (EB 566; AAS 35 [1943] 320; RSS 103).

34) Apostolic Letter Quoniam in re biblica 13 (EB 175; RSS 38).

35) Instruction De consocialionibus biblicis. (EB 626).

36) Ibid. (EB 622-33).

37) 2 Tim 3:15-17.

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

Vai Trò Tu Sĩ Trong Xã Hội Hôm Nay

Nguyễn Trọng Viễn, O.P.

1. Đời Sống Thánh Hiến trong Mầu nhiệm Giáo Hội và trong xã hội
* Dấn thân trọn vẹn vào Nước Trời
Giáo Hội như một chiếc xe đang hướng đi về Nước Trời. Đường còn xa, mưa gió và bão tố vẫn không ngừng quăng quật; con đường thì gập ghềnh sỏi đá; xung quanh đầy những thế lực trần gian đe dọa. Đó là một cuộc hành trình hiểm nguy, bấp bênh đến độ những người bình thường, với sự khôn ngoan của một đầu óc thế gian, sẽ chẳng dại gì lao vào cuộc.

Giáo dân là những người có trách nhiệm chất hàng lên xe (lòng tận tụy ấy chỉ có thể có được khi nhận ra trên xe “còn có người”, nghĩa là là nhận ra chứng tá của tu sĩ); giáo sĩ là những người có nhiệm vụ lôi kéo vào điều khiển chiếc xe (cũng thế, người giáo sĩ mà không thấy có người trên xe thì cũng khó lòng dồn sức mạnh của mình để kéo một cỗ xe không); còn tu sĩ là những người leo hẳn lên xe, dấn thân trọn vẹn vào “cỗ xe gian nguy của Nước Trời”, dám đánh đổi cuộc đời mình vào mầu nhiệm Nước Trời. Trên cỗ xe ấy, người tu sĩ chăm sóc cho mọi thành phần, vẫn có khả năng vui đùa đầy lạc quan; vẫn có khả năng thể hiện tình nghĩa, an ủi và làm vơi đi những nhọc nhằn trên hành trình về Nước Trời. . . .

* Đấu tranh cho Nước Trời trong đời sống xã hội
Cuộc sống xã hội Việt Nam hôm nay đầy những vấn đề : kinh tế suy thoái, quốc nạn tham nhũng, khoảng cách giầu nghèo quá cách biệt, bất công và những khiếu kiện đất đai lan rộng khắp nơi, vấn đề ô nhiễm môi trường và vấn đề an toàn thực phẩm đã đến lúc báo động đỏ… tình trạng giáo dục tụt hậu quá xa so với thế giới, đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng, phẩm giá con người bi coi thường, nhân cách con người bị phá sản, gian dối trong mọi lãnh vực, giới trẻ mất định hướng …

Nếu ví cuộc sống xã hội như hai đứa trẻ chơi game trên vi tính, thì tình hình sẽ là : trong khi người ta giành nhau để đạt được những điểm cao trên màn hình, thì người tu sĩ lại giống như những đứa trẻ vui chơi không phải vì số điểm mà là vì niềm vui cùng chơi với nhau. Cách nhìn của người tu sĩ giống như, trong đời sống gia đình, khi tổng kết cuối năm, người ta không đánh giá thành quả của năm qua bằng những thành công cụ thể (xây nhà, thi đậu, trúng mánh…) nhưng nhận ra niềm vui được sống thêm một năm và “dầy thêm nghĩa tình” trong đời sống gia đình.

Cuộc đấu tranh chống thế lực của “trần gian” không phải chỉ là phá đổ cái xấu, nhưng sâu xa hơn là gieo mầm cái tốt. Có thể nói, cuộc đấu tranh của tu sĩ giống như cuộc “thi tuyển” nhiều hơn là cuộc chiến tranh. Người tu sĩ trong xã hội có thể bị coi như một kẻ “thả mồi bắt bóng”, hơi giống như một “gã khờ” trong cuộc sống hôm nay, hơi giống như “thằng bờm” đối với phú ông…

Người tu sĩ sống trong xã hội trần thế có đầy những quy luật cạnh tranh khốc liệt của trần thế, nhưng không rơi vào qui luật “giang hồ” của cuộc đấu tranh mà lại tha thiết “đi tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước”.

2. Nhìn về cuộc sống từ quan điểm Nước Trời
* Nước Trời khác với thế gian trong mức độ phẩm chất
Ba mức độ quy luật của cuộc sống :

- Thế giới mạnh được yếu thua : thế giới của sinh vật là thế giới của sức mạnh, của răng nhọn và móng vuốt.

- Thế giới thuận mua vừa bán’ : con người ta muốn vươn tới một thế giới công bằng hơn, thể hiện một sự trao đổi sòng phẳng thuận mua vừa bán. Nhưng thật ra, thế giới dù có văn minh đến đâu cũng không thể vượt qua được tính chất “cá lớn nuốt cá bé” vẫn ngấm ngầm chia phối sâu xa.

- Thế giới tặng không và lãnh nhận với lòng tri ân : Nước Trời là thế giới của tình nghĩa, nơi đó con người được Thiên Chúa ban tặng một cách nhưng-không (Tám Mối Phúc). Người tu sĩ là người sống mầu nhiệm Nước Trời trong lòng thế giới, nghĩa là sống Tám Mối Phúc, nghĩa là sống trong sự lãnh nhận với lòng tri ân và trao tặng nhưng-không.

* Nước Trời khác với thế gian trong khía cạnh phương pháp
Trình thuật Cám Dỗ trong Tin Mừng cho chúng ta thấy rõ những khía cảnh của cám dỗ muốn sống theo kiểu thế gian, giải quyết cuộc đời theo kiểu thế gian :

- Cám dỗ của bánh mì : chinh phục người ta bằng lợi lộc

- Cám dỗ của sự lạ : chinh phục người ta bằng cách khống chế trí khôn

- Cám dỗ của quyền lực : chinh phục người khác bằng quyền lực thống trị.

+ Cái gì là cứu cánh thì cũng là nguyên lý và cái gì là nguyên lý thì cũng là cứu cánh. Nếu Nước Trời được xây dựng bằng nguyên lý lợi lộc vật chất, nguyên lý tri thức khôn ngoan hoặc nguyên lý quản trị thì sẽ không thể đạt đến cứu cánh là Nước Yêu Thương được.

3. Tu sĩ Việt Nam trong xã hội hôm nay
* Sống sung mãn nguyên lý của Nước Trời
- Sống sự công chính mới : không phải là sống theo luật như một đòi buộc bên ngoài, nhưng là tự nguyện đón nhận Thánh Ý Chúa (vượt trên luật). Khi đó, trọng tâm làm nên ý nghĩa cuộc đời người Kitô hữu không còn dựa vào bất cứ một luật lệ vô ngã nào, những là dựa vào mối tương quan ngôi vị. Đây quả thật là một cuộc phiêu lưu; cuộc phiêu lưu chỉ có thể có tình yêu và lòng tin tưởng như điểm tựa duy nhất. Mẫu gương cao đẹp nhất là cung cách của Mẹ Maria và thánh Giuse.

- Sống niềm tin trong tự do và tự nguyện : Chỉ khi tự do và tự nguyện người ta mới có thể đi vào thế giới nghĩa tình. Trong thế giới ấy, nghĩa tình của ta với Chúa được thăng tiến dần dần theo “quy luật” đắp đổi, theo kiểu “bánh ít cho đi, bánh quy cho lại”.

- Sống tâm tình tri ân và dám dâng tặng chính bản thân : Khi không còn giản lược tương giao vào sự vật, người sống sự công chính mới sẽ nhận ra trong mọi tình tiết của đời sống đức Tin một sự trao đổi bản thân cho nhau, một sự trao đổi chính tình nghĩa; và khi đó, người tu sĩ sẽ được thôi thúc sống lòng tri ân.

* Trở nên dấu chỉ Nước Trời
- Khám phá những hạt men Nước Trời đang ẩn khuất trong cuộc sống hôm nay, ngay trong gia đình, ngay trong cộng đoàn, ngay trong lớp học….

- Trân trọng và tin tưởng vào sức mạnh của men Nước Trời hơn tất cả những sức mạnh của thế gian. Hạt men Nước Trời trong cuộc sống thật bé bỏng, bé bỏng như hạt cải, nhưng người tu sĩ lại nhận ra tất được sức mạnh cứu độ của Hạt Men Nước Trời.

- Góp phần vun trồng, chăm bón, và nếu cần, phải dám hy sinh chính bản thân để làm chứng cho sự hiện diện của Nước Trời trong xã hội hôm nay.

Kết
- Hiên ngang với ngọn cờ của người tu sĩ : Hiến Chương Nước Trời - Tám Mối Phúc. Không phải người tu sĩ luôn luôn là những người sống trọn tám mối phúc, nhưng vẫn phải luôn luôn là những người giương cao ngọn cờ.

* Gợi ý thảo luận
1. Bạn có nhận ra được sự hiện diện của Nước Trời trong xã hội hôm nay không ? Thử chia sẻ kinh nghiệm của bạn.

2. Bạn có xác tín sự chiến thắng của Nước Trời trong xã hội hôm nay trong mọi lựa chọn của mình ?

3. Bạn có dám làm chứng cho Nước Trời đến độ dám lao cả bản thân mình vào cuộc ?

Nguồn : http://www.daminhvn.net

NGÀY TÌNH YÊU : VALENTINE'S DAY

Valentine's Day (Ngày Tình Yêu) hay Saint Valentine's Day (Lễ Thánh Valentine) là ngày nghỉ được nhiều người trên thế giới kỷ niệm vào ngày 14-2. Tại các nước nói tiếng Anh, đây là ngày truyền thống để những người yêu nhau bày tỏ tình yêu bằng cách gửi thiệp Valentine, tặng hoa hoặc tặng bánh kẹo cho nhau. Ngày lễ đặt theo tên của 2 vị trong số nhiều vị tử đạo Thiên Chúa giáo thời sơ khai tên là Valentine. Các vị thánh được tưởng nhớ ngày 14-2 là Valentine thành Rôma (Valentinus presb. m. Romae) và Valentine thành Terni (Valentinus ep. Interamnensis m. Romae).

Thánh Valentine thành Rôma là linh mục, tử đạo khoảng năm 269 và được an táng tại Via Flaminia. Hài cốt của ngài để ở Nhà thờ Thánh Praxed tại Rôma và ở nhà thờ Carmelite trên đường Whitefriar tại Dublin, Ai Len. Thánh Valentine thành Terni là giám mục giáo phận Interamna (nay là Terni) khoảng năm 197, tử đạo trong thời bách đạo của hoàng đế Aurelian, cũng được an táng ở Via Flaminia nhưng khác địa điểm với Thánh Valentine thành Rôma. Hài cốt của thánh Valentine thành Terni để ở Nhà thờ Chính toà Thánh Valentine tại Terni (Basilica di San Valentino).

Sách Catholic Encyclopedia (Bách khoa Công giáo) cũng nói về vị thánh thứ ba tên Valentine được tôn kính ngày 14-2. Ngài chịu tử đạo ở Phi châu với các bạn khác, nhưng người ta không biết gì hơn về ngài. Không có yếu tố lãng mạn nào thể hiện trong tiểu sử các vị tử đạo này thời Trung Cổ sơ khai. Khi Thánh Valentine được liên quan sự lãng mạn hồi thế kỷ 14, sự khác biệt giữa Thánh Valentine thành Rôma và Thánh Valentine thành Teri hầu như không còn.

Ngày này được kết hợp với tình yêu lãng mạn theo chu kỳ Geoffrey Chaucer thời Trung Cổ, khi mà truyền thống yêu thương phong nhã phát triển mạnh, và được kết hợp chặt chẽ với việc trao nhau những lời chúc yêu thương theo kiểu Valentine.

Các biểu tượng Valentine hiện đại gồm nét vẽ hình trái tim, chim bồ câu và hình thần ái tình có cánh. Từ thế kỷ 19, các lời chúc viết tay phổ biến rộng rãi dẫn đến việc sản xuất hàng loạt các thiệp chúc. Việc gởi thiệp Valentine rất pổ biến ở Anh lúc đó. Năm 1847, Esther Howland kinh doanh phát đạt ở Worcester, Massachusetts, về sản xuất thiệp Valentine làm thủ công theo kiểu Anh. Thiệp Valentine cũng phổ biến ở Mỹ hồi thế kỷ 19, việc tặng thiệp ngày nay vẫn phổ biến hơn là trực tiếp tỏ tình, tiên báo ngành thương nghiệp hoá các ngày lễ ở Mỹ. Ngày Tình Yêu được coi là một trong các ngày lễ tiêu chuẩn. Hiệp hội Thiệp Hoa Kỳ ước tính mỗi năm có khoảng 1 tỷ thiệp Valentine được gửi, chỉ sau lễ Noel với khoảng 2,6 tỷ thiệp được gửi.

Lịch Công giáo Rôma năm 1969, lễ Thánh Valentine vào ngày 14-2 được chuyển từ Công lịch Rôma sang lịch riêng (địa phương hoặc quốc gia) với lý do: “Dù lễ Thánh Valentine đã xưa, được chuyển sang lịch địa phương, ngoài danh xưng của ngài, không ai biết gì hơn ngoài việc an táng ngài tại Via Flaminia vào ngày 14-2”. Lễ này vẫn được cử hành ở Balzan (Malta), nơi tìm thấy hài cốt ngài, và cũng được các tín đồ Công giáo Truyền thống (Traditionalist Catholics, những người theo lịch cũ từ trước Công đồng Vatican II) cử hành.

Người ta cho rằng Thánh Valentine chịu tử đạo do chính hoàng đế Claudius II hành quyết. Ông bị Valentine ám ảnh và đã tranh luận với ngài, muốn ngài bỏ đạo để bảo toàn mạng sống. Ngài cương quyết từ chối và còn thuyết phục Claudius gia nhập đạo, vì vậy mà ngài bị xử tử. Trước khi bị hành quyết, hoàng đế bắt ngài phải làm phép lạ chữa khỏi mù cho con gái viên cai ngục.

Truyền thuyết khác cho rằng hoàng đế thấy thanh niên độc thân thì làm binh sĩ tốt hơn nên ông cấm thanh niên lấy vợ sớm. Tuy nhiên, Linh mục Valentine thấy vô lý và vẫn bí mật cử hành lễ hôn phối cho các thanh niên. Claudius biết chuyện liền ra lệnh bắt và tống giam Valentine. Trước giờ hành quyết, Valentine viết tấm thiệp Valentine đầu tiên gửi cho con gái viên cai ngục bày tỏ sự quý mến thân hữu, ký tên Valentine, và ngài bị xử trảm.

Theo lịch Athen cổ, thời gian giữa tháng Giêng và tháng Hai là tháng Gamelion, thời gian dành cho hôn nhân thánh của Thần Zeus và Thần Hera. Theo lịch La Mã cổ, lễ Lupercalia được cử hành từ 13–15/2, nghi lễ cổ này liên quan sự sinh sản. Đây là lễ hội địa phương của thành Rôma. Lễ hội phổ biến hơn là lễ hội Juno Februa, nghĩa là “Thần Thanh tẩy Juno” hoặc “Thần Trinh khiết Juno”, được cử hành vào 13–14/2. Giáo hoàng Gelasius I (492–496) đã thành lập lễ này năm 946 để tưởng nhớ “những người mà tên họ được tôn kính trong nam giới, nhưng hành động của họ chỉ có Chúa biết, trong đó có Valentine”.

Nhiều người cho rằng có thể giáo hội Công giáo muốn Công giáo hoá lễ hội Lupercalia của dân ngoại. Theo William M. Green, Giáo hội Công giáo không thể loại bỏ tận gốc lễ hội Lupercalia nên đã dành riêng một ngày kính Đức Mẹ Maria.

Năm 1717, một nhà xuất bản ở Anh xuất bản cuốn The Young Man’s Valentine Writer, gồm những câu thơ đầy cảm xúc dành cho những người trẻ đang yêu không thể tự sáng tác. Họ còn sản xuất một số thiệp có ghi những câu thơ và hình vẽ, từ đó người ta có thói quen dùng thiệp trao đổi nặc danh. Đó là lý do đột nhiên xuất hiện những câu thơ sinh động thời nữ hoàng Victoria.

Thiệp Valentine bằng giấy phổ biến ở Anh vào đầu thập niên 1800. Những tấm thiệp đẹp có dây đăng ten và nơ, giữa thập niên 1800 xuất hiện thêm dây đăng ten bằng giấy.

Từ giữa thế kỷ 20, việc tặng thiệp được mở rộng thành việc tặng quà ở Mỹ, thường là nam tặng cho nữ. Các món quà như vậy chủ yếu là hoa hồng và sôcôla gói trong giấy bóng đỏ theo hình trái tim. Vào thập niên 1980, công nghệ kim cương phát triển khiến cho Ngày Tình Yêu là dịp để tặng đồ trang sức. Theo kiểu trào phúng, Ngày Tình Yêu còn là Ngày Nhận thức Độc thân (Singles Awareness Day). Tại một số trường tiểu học Bắc Mỹ, học sinh trang trí lớp học, tặng thiệp cho nhau và cùng ăn kẹo. Thiệp của các học sinh thường ngụ ý đánh giá cao về nhau.

Sự phát triển của Internet càng nâng cao và tạo các truyền thống mới, đó là thói quen tặng e-card (thiệp điện tử) cho nhau. Dù sao thì truyền thống và thói quen này vẫn tốt, rất nên duy trì.

Cứ mỗi lần tháng Hai về, khắp nơi đều thấy xuất hiện nhiều sôcôla, kẹo, hoa và những người yêu nhau tặng quà cho nhau nhân danh Thần Tình Yêu - Thánh Valentine. Ai là vị thánh đó và tại sao người ta kỷ niệm ngày này?

Nguồn gốc Ngày Tình Yêu (Valentine's Day) còn là bí ẩn. Nhưng chúng ta biết rằng tháng Hai được coi là tháng lãng mạn. Ngày lễ Thánh Valentine, như chúng ta biết ngày nay, có dấu tích của truyền thống Thiên Chúa giáo và La Mã xưa. Vì vậy, ai là Thánh Valentine và ngài được kết hợp với nghi lễ cổ này thế nào? Ngày nay, Giáo hội Công giáo thấy có ít nhất 3 vị thánh khác tên Valentine hoặc Valentinus, các vị này đều tử đạo.

Một truyền thuyết cho rằng Thánh Valentine là một linh mục hồi thế kỷ thứ ba ở Rôma. Khi hoàng đế Claudius II nhận định rằng các đàn ông độc thân là binh sĩ tốt hơn các đàn ông có vợ con, ông đã cấm nam giới kết hôn khi còn trẻ. Nhận thấy sự bất công của sắc lệnh, Valentine bất chấp và vẫn bí mật cử hành nghi lễ hôn phối cho những người trẻ. Việc làm của Valentine bại lộ, Claudius ra lệnh tử hình Valentine.

Các chuyện khác nói rằng Valentine có thể bị giết vì cố gắng giúp các tín đồ Thiên Chúa giáo trốn khỏi lao tù của đế quốc Rôma để khỏi bị hành hạ. Khoảng năm 498, Giáo hoàng Gelasius đã công bố ngày 14-2 là lễ Thánh Valentine.

Theo một truyền thuyết khác, Valentine đã gửi thiệp Valentine đầu tiên. Khi ở trong nhà tù, người ta cho rằng Valentine đã yêu một cô gái trẻ - có thể là con gái của cai tù, và cô đã đến thăm Valentine khi ông bị tù. Trước khi chết, người ta cho rằng ông đã viết một lá thư và ký tên Valentine, ngày nay cách bày tỏ này vẫn được dùng. Dù sự thật về Valentine vẫn mơ hồ, nhưng các câu chuyện chắc chắn nhấn mạnh vẻ quyến rũ của ông như một nhân vật anh hùng, cảm thông và lãng mạn. Không lạ gì ở thời Trung Cổ, Valentine là một trong các vị thánh nổi tiếng ở Anh và Pháp.

Trong khi một số người tin rằng Ngày Tình Yêu được cử hành vào trung tuần tháng 2, cụ thể là ngày 14, là để tưởng nhớ ngày qua đời hoặc ngày an táng Valentine - có thể vào khoảng năm 270. Một số người lại cho rằng có thể Giáo hội Công giáo cử hành lễ Thánh Valentine vào giữa tháng Hai để “Kitô hoá” (christianize) các dịp kỷ niệm của lễ hội Lupercalia của người không theo đạo. Thời Lamã cổ, tháng 2 là khởi đầu mùa xuân và được coi là thời gian thanh tẩy (tẩy trần, tẩy uế). Nhà cửa được lau chùi sạch sẽ, rồi rắc muối và rắc loại lúa mì spenta (bột rất mịn) khắp trong nhà.

Lupercalia là lễ hội sinh sản, cử hành ngày 15-3, tưởng nhớ thần Faunus (thần chăn nuôi của người Rôma), cũng tưởng nhớ những người sáng lập Rôma là Romulus và Remus. Bắt đầu lễ hội, các thành viên của Luperci - một phẩm trật trong các tư tế Rôma - họp nhau tại hang thánh (sacred cave), nơi mà hai trẻ Romulus và Remus được Sói Mẹ nuôi dưỡng. Các tư tế hiến tế một con dê - chứng tỏ sự sinh sản, và một con chó - chứng tỏ sự thanh tẩy.

Sau đó, các đàn ông cắt da dê thành từng mảnh, nhúng da vào máu hiến tế và đem ra đường, đập nhẹ dây da dê vào các phụ nữ và phần vụ thu hoạch. Không sợ hãi, các phụ nữ Rôma vui mừng được chạm vào bằng da dê vì họ tin rằng các dây da dê sẽ làm họ có thể sinh con vào năm sau. Cuối ngày, cũng theo truyền thuyết, các phụ nữ trẻ trong thành phố sẽ đặt giấy ghi tên mình vào một chiếc bình nhỏ. Các đàn ông độc thân sẽ rút thăm một tên trong chiếc bình đó và sẽ kết đôi với phụ nữ đã chọn được, thường thì kết thúc bằng một đám cưới.

Cách “rút thăm” để cặp đôi lãng mạn của người Lamã tưởng chừng không mang tính Thiên Chúa giáo và không theo luật pháp. Sau đó, thời Trung Cổ, người Anh và Pháp tin rằng ngày 14-2 là bắt đầu mùa chim giao phối, điều này thêm vào ý tưởng cho rằng giữa tháng 2 (Ngày Tình Yêu) nên là ngày dành cho sự lãng mạn.

Bài thơ cổ nhất có tên là Valentine vẫn còn ngày nay, bài thơ này của Charles - công tước Orleans - làm tặng vợ khi ông bị tù ở Tower of London sau khi bị bắt trong trận Agincourt. Lời chúc, được viết năm 1415, là một phần trong số di cảo được lưu trữ tại Thư viện Anh quốc ở London. Vài năm sau, người ta cho rằng Vua Henry V đã thuê một người tên là John Lydgate biên soạn lời chú thích gửi cho Catherine of Valois.

Tại Anh, Ngày Tình Yêu bắt đầu phổ biến rộng rãi khoảng thế kỷ VII. Khoảng giữa thế kỷ VIII, ngày này phổ biến đối với bạn bè và những người yêu nhau trong mọi tầng lớp xã hội, họ trao tặng nhau các kỷ vật yêu mến hoặc thư từ cho nhau. Cuối thế kỷ VIII, người ta in những tấm thiệp thay cho thư từ nhờ kỹ thuật in ấn tiến bộ. Thiệp chúc là cách để người ta dễ bày tỏ tình cảm hơn là nói trực tiếp. Thập niên 1700, người Mỹ tặng nhau những tấm thiệp tự làm. Thập niên 1840, Esther A. Howland bắt đầu bán những tấm thiệp đầu tiên ở Mỹ. Howland được coi là mẹ của Valentine.

Theo Hiệp hội Thiệp, ước tính mỗi năm có khoảng 1 tỷ thiệp được gửi vào dịp Ngày Tình Yêu, chỉ đứng thứ nhì so với việc gửi thiệp Noel - khoảng 2,6 tỷ tấm thiệp được gởi trong dịp Noel. Xấp xỉ 85% thiệp Valentine do phụ nữ mua. Ngày Tình Yêu cũng được kỷ niệm ở Canada, Mexico, Anh, Pháp và Úc. Ngày nay, hầu như nước nào trên thế giới cũng kỷ niệm Ngày Tình Yêu.

Trầm Thiên Thu dịch

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

Chúa Nhật VII TN A : YÊU “KẺ THÙ” NHƯ THẾ NÀO ĐÂY?

Quả thật đã từng có nhiều ý kiến khác chiều, thậm chí có khi là trái chiều liên quan đến những lời dạy của Chúa Kitô về việc không chỉ “đừng chống cự lại kẻ ác” mà còn “giơ má kia cho người ta đánh” hoặc “phải yêu kẻ thù”(x.Mt 5,38-44).
“Kẻ thù ta đâu có phải là người, giết người đi thì ta ở với ai”. Lời một bài ca khá phổ biến này dường như được cảm hứng từ những lời tin mừng trên đây. Nếu nhìn nhận mọi người là anh chị em của mình thì hẳn sẽ không có chuyện giết hay ghét bỏ. Chỉ có ma quỷ mới là kẻ thù đích thực của chúng ta.
Trước hết chúng ta cần phân định rõ lời dạy của Chúa Kitô qua đoạn tin mừng Mt 5,38-48 mà giáo hội cho trích đọc trong Chúa Nhật VII TN A. Nội dung chính lời dạy của Chúa Kitô là cần phải vượt qua cái giới hạn của đức công bình cũng như giới hạn của đức yêu thương theo luật Cựu ước.
Thiết tưởng cần nhìn nhận mặt tích cực của luật công bình “mắt đền mắt, răng đền răng, sưng đền sưng, bầm đền bầm…”. Luật này giúp hạn chế sự gia tăng mức độ báo thù mà thường theo bản năng người ta khó tự kiềm chế. Chuyện bị đánh gảy một cái răng thì đánh trả lại người ta gảy nguyên cả hàm vẫn còn nhan nhản ngay trong thời đại hôm nay. Nước này phóng vào lãnh địa nước kia mười quả đạn pháo thì nước kia sẽ phóng trả đủa lại không dưới mười quả, có khi là gấp ba, gấp bảy lần. Luật “mắt đền mắt, răng đền răng” dường như vẫn còn giá trị của nó. Tuy nhiên giới luật này không khử trừ sự ác, điều xấu cách tận căn mà nhiều khi dẫn đến tình trạng không lối thoát.
Chuyện thật như bịa theo ý cha Anthony de Mello: Có tay trộm choai choai lẻn vào khuôn viên nhà thờ lúc bốn giờ sáng, định cuỗm thứ gì đó. Chưa thu được chiến lợi phẩm gì thì bị “ông từ” đi đánh chuông phát giác. Hoảng quá cậu nhóc leo đại lên tháp chuông trốn tưởng rằng qua được mắt ông từ già. Nhưng rủi cho cậu nhóc là cặp mắt ông từ vẫn còn tinh. Ông từ kiên nhẫn ngồi dưới tháp chuông chờ có người đến thì la làng. Cậu nhóc đoán được ý ông từ đành làm liều nhảy đại xuống từ độ cao khoảng bốn mét (tầng cuối). Ai ngờ cậu nhóc nhảy xuống vấp phải ông từ khiến ông già trẹo một chân. Dù gảy chân nhưng ông từ vẫn ôm chặt cậu bé và la lớn tiếng. Người ta chạy đến và cậu nhóc bị tóm. Tất cả dẫn cậu nhóc vào cha xứ. Ngài hỏi cậu nhóc đã ăn trộm cái gì. Cậu ta thưa là chưa lấy được gì cả. Ngài phán tiếp: “thế thì theo luật “mắt đèn mắt, răng đền răng”, ông từ được quyền leo lên tháp chuông và nhảy xuống để làm trẹo một chân cậu nhóc!” Mặt ông từ tái xanh.
Chúa Giêsu đã dùng lối nói “ngoa ngữ” dạy chúng ta dùng chính tình yêu, việc lành để giải hoá sự hận thù, diệt trừ sự dữ tận gốc rễ. Cần lưu ý rằng văn phong “ngoa ngữ” thường được sử dụng không phải cố ý dạy những gì được trình bày nhưng để nhằm nhấn mạnh ý tưởng muốn nói. Chẳng hạn khi dạy chúng ta rằng nếu mắt hay tay chân ta gây cớ cho ta phạm tội thì chặt chúng đi, Chúa Giêsu chỉ muốn nhấn mạnh đến việc dứt khoát tránh dịp tội chứ không biểu chúng ta móc mắt hay chặt chân, chặt tay (x.Mt 5,29-30). Hiểu được điều này thì chúng sẽ không thấy có sự mâu thuẩn giữa lời dạy và hành động của Chúa Giêsu. Trước mặt thượng tế Khanan, khi bị một thuộc hạ của thượng tế vả vào mặt thì Chúa Giêsu đã chất vấn: “Nếu tôi nói sai, anh hãy chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?”(Ga 18,23). Khi dạy chúng ta “nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái nữa” thì Chúa Giêsu chỉ muốn nhấn mạnh điều này: “đừng chống cự người ác”, nghĩa là đừng báo thù, kiểu ăn miếng trả miếng.
Tình yêu thì không có biên giới cả về mức độ lẫn đối tượng. Ăn cho, buôn so. Đã có tính toán, đã có hạn mức cố định thì sẽ chẳng còn là tình yêu. Đã yêu là yêu đến cùng. Xét về mức độ thì Chúa Kitô không chỉ minh định rõ ràng đó là sẵn sàng hiến thân vì người mình yêu mà Người còn thể hiện sự đến cùng trong tình yêu bằng cái chết trên thập giá. Để diễn tả sự đến cùng trong mức độ mến Chúa và yêu tha nhân thì Chúa Giêsu đã long trọng nhắc lại lời Cựu ước và nhấn mạnh thêm: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi…Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Mc 12,30-31). Hạn từ “hết” đuợc lặp đi lặp lại và hạn từ “như chính mình” làm nỗi rõ tính vô biên của tình yêu.
Xét về đối tượng, luật Cựu ước đòi hỏi phải yêu thương người đồng bào, người đồng đạo. Luật còn dạy phải quan tâm đến người nghèo khổ, mẹ goá, con côi, khách ngụ cư, khách ngoại kiều. Chẳng hạn khi gặt lúa thì đừng gặt sát bờ, kiểu gặt sạch sành sanh, đừng mót các gié bị vương vải. Và khi hái nho cũng thế, không được lượm các quả rơi rụng…Tất cả những thứ ấy là để dành cho người nghèo, người khốn khổ…(x.Lv 19,9-10). Tuy nhiên, dù trong luật không minh nhiên dạy phải ghét kẻ thù nhưng truyền thống và lối sống của dân Chúa xưa luôn có khoảng cách với người tội lỗi, với người bị xem là ô uế, với quân thù lân bang. Những hạng người trên tuy không bị ghét bỏ, nhưng thường không được xem là anh em, là người thân cận với người Do Thái. Một vị thông luật đã từng hỏi Chúa Giêsu rằng: “Ai là người thân cận của tôi?” Nhân dịp ấy Chúa Giêsu đã kể câu chuyện dụ ngôn “người Samaritanô nhân hậu” và qua đó khẳng định rằng chúng ta phải làm người thân cận với tất cả những ai đang cần đến lòng thương xót của chúng ta (x.Lc 10,25-37).
Ngoài trừ thần dữ, Kitô hữu chúng ta không xem ai là kẻ thù. Tuy nhiên vấn nạn đặt ra là làm sao có thể yêu những người xem chúng ta kẻ thù nghịch đồng thời ngược đãi chúng ta và làm thế nào để thi ân cho người bách hại chúng ta? Làm sao có thể yêu được những người đang làm hại chúng ta cách cố tình và cách bất chính và bất công? Làm sao có thể yêu những người đang đàn áp, bóc lột kẻ nghèo hèn, đang bán nước cầu vinh, đang cao ngạo cho mình là duy nhất đúng kiểu như thần, như thánh trong khi đang làm cho tiền đồ dân tộc đi vào ngõ cụt…?
Nếu cho rằng yêu thuơng là một phạm trù thuộc tình cảm thì quả thật rất khó vượt qua tâm lý bình thường của kiếp người. Tuy nhiên cần lưu ý rằng yêu thương trên hết là một quyết định của ý chí tự do được biểu lộ cả bằng tình cảm và hành động. Không chỉ có những tình cảm trìu mến, quyến luyến mới phản ánh tình yêu mà ngay cả khi giận dữ, buồn phiền cũng có thể phản ánh tình yêu. Chuyện thương con cho roi cho vọt là chuyện như hiển nhiên mang tính quy luật. Không chỉ khi xúc động trước đoàn lũ đông đảo dân chúng như chiên không người chăn thì Chúa Giêsu mới tỏ bày tình yêu, cũng không phải khi Người rơi lệ trước cái chết của Ladarô thì mới là yêu, nhưng cả khi Chúa Giêsu buồn phiền trước lòng chai dạ đá của một số kinh sư và biệt phái cũng là vì yêu hay khi Người xung giận bện dây thành roi đánh đuổi những người đã biến Ngôi nhà Chúa thành nơi chợ búa, thành hang trộm cướp thì cũng là yêu thương vậy.
Yêu thương là không chỉ muốn mà còn phải nỗ lực làm điều tốt nhất cho người mình yêu. Trong niềm tin Kitô giáo thì mọi người đều là anh chị em với nhau. Đã là anh em, chị em với nhau thì trên bình diện tiêu cực, chúng ta không được phép loại bỏ nhau dù dưới bất cứ hình thức nào. Trên bình diện tích cực thì cần giúp nhau tồn tại, phát triển theo thánh ý Thiên Chúa để có hạnh phúc đích thực. Cách thế biểu lộ tình yêu có thể khác nhau tùy từng trường hợp nhưng luôn với ý hướng là để người mình yêu nên tốt hơn, nên hoàn thiện hơn. Có thể nói rằng cách chung đối với những người tội lỗi thuộc hàng bé mọn, yếu đuối, thì Chúa Giêsu thường bày tỏ lòng khoan dung, sự trìu mến, cử chỉ khích lệ, còn với những người tội lỗi thuộc hàng phận cao, quyền trọng mà cố chấp thì Người nghiêm khắc cách tỏ tường.
Với người này thì chúng ta biểu lộ tình yêu bằng cách thế này, người kia thì cách thế kia, nhưng xin đừng quên rằng chúng ta có thể và phải cầu nguyện cho tất cả mọi hạng người. Vâng lệnh Chúa Giêsu chúng ta hãy chân thành cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi chúng ta. Trước hết hãy cầu xin cho họ nhận ra lầm lỗi họ đã phạm và biết sám hối, ăn năn, thay đổi. Hãy cầu xin cho họ biết tìm cách khắc phục những hậu quả xấu đã gây ra cho tha nhân, cho xã hội…Có thể nói đây là bước khởi đầu của việc sống yêu thương “kẻ thù”, yêu thương những người làm hại chúng ta. Tiếp đến, hãy dùng ngôn ngữ mà rao truyền chân lý, vạch trần sự dữ để giúp người lạc lối trở về nẽo chính, đường ngay. Ngôn sứ Êdêkien đã từng nghe Thiên Chúa phán: “Nếu ngươi không báo cho kẻ gian ác biết tội lỗi của nó, không cảnh cáo nó từ bỏ lối sống xấu xa, để nó được sống, thì chính kẻ gian ác sẽ phải chết vì tội lỗi của nó, nhưng Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó” (x. Ed 3,18). Có thể có nhiều cách thế yêu thương, nhưng thiết tưởng dù yêu bằng cách thế nào đi nữa cũng không thể thiếu hai động thái trên đây.
Phải chăng đang có đó nhiều Kitô hữu, thậm chí là nhiều tu sĩ, linh mục, giám mục những tưởng rằng mình đã yêu “kẻ thù”, đã làm ơn cho người “làm hại mình”, nhưng thực ra chỉ yêu chính mình mà thôi?

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Thuận Hiếu – Ban Mê Thuột

Chúa Nhật VI TN A : KIỆN TOÀN LỀ LUẬT

Khi tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, người ta nhận thấy có một số nguyên nhân thuộc phía nhiều vị lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ. Đó là sự ganh tương đố kỵ, vì dân chúng lũ lượt đi theo một người giảng dạy như Đấng có uy quyền và đi đến đâu thì giáng phúc thi ân đến đó, khiến họ mất tầm ảnh hưởng (x.Mc 1,22; Cvtđ 10,38). Đó là sự tức tối, oán giận, vì bị Chúa Giêsu thẳng thừng vạch mặt chỉ tên những bất cập, sai sót và cả lầm lẫn trong lời dạy và nhất là cuộc sống của họ khiến họ mất sự tín nhiệm nơi quần chúng (x.Mt 23). Ngoài ra phải cần kể đến những xung đột giữa họ với Chúa Giêsu về các chủ đề lớn như Lề luật, Đền Thờ và niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất (x.GLCG Chung số 574 đến 591).
“Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn” (Mt 5,17). Một điều gì đó cần phải được kiện toàn thì chắc chắn nó chưa hoàn hảo. Cái nét chưa hoàn hảo có thể trong quan niệm về luật lệ, cũng có thể trong cách thế giữ luật, cũng có thể trong chính việc làm luật và giải thích luật… Không gì hơn, xin cùng xem Chúa Kitô đã kiện toàn lề luật như thế nào mà các trang Tin Mừng đã tường thuật.
1. Đặt lề luật vào đúng vị trí của nó: Lề luật là phương tiện chứ không phải là cứu cánh. “Ngày Sabbát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày Sabbát” (Mc 2,27). Đã là phương tiện thì phải nhằm phục vụ mục đích. Để đạt một mục đích thì không chỉ có một phương tiện duy nhất. Hơn nữa, khi không thể đạt mục đích hay đang đi lệch mục đích thì phương tiện không còn cần thiết và nhiều khi phải từ bỏ nó. Luật giao thông có ra là nhằm giúp những người tham gia giao thông được đi lại dễ dàng, thuận lợi và nhất là được an toàn. Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới quy định “đi phía bên phải”. Giả dụ một người đang lái xe máy đang đi bên phải mà bỗng có một em bé từ lề phải chạy, người lái xe khi ấy vì không thắng kịp nên đã lái xe qua phía bên trái. Chắc chắn không một ai quy kết người kia lỗi luật giao thông. Cái phương tiện là luật đi bên phải lúc bấy giờ cần phải bỏ qua vì không thể đạt mục đích mà thậm chí còn trái với mục đích là bảo đảm an toàn giao thông.
Khi có ngưòi đến hỏi Chúa Giêsu rằng tại sao các môn đệ ông Gioan Tẩy Giả và các môn đệ người Pharisiêu ăn chay mà các môn đệ Người không ăn chay thì chính Chúa Giêsu đã nhắc nhớ họ về mục đích của việc ăn chay (x.Mc 2,18-22). Vì sao ta ăn chay hay ta ăn chay để làm gì? Có người ăn chay là để sám hối ăn năn tội lỗi đã phạm, có người ăn chay để hãm mình hầu làm chủ các tham muốn vô độ, có người ăn chay chỉ vì để giảm béo… Khi đã xác định rõ mục đích thì chúng ta sẽ biết ăn chay khi nào và ăn chay thế nào, nghĩa là biết sử dụng một phương tiện đúng thời điểm và đúng cách thế.
2. Đặt lề luật vào đúng thứ tự trên dưới và mức độ hoàn bị cũng như bó buộc, xét theo nguồn gốc của lề luật: Thiên luật là luật do Thiên Chúa ban thì trên hết và mọi người đều phải tuân giữ, còn nhân luật là luật do con người làm ra thì có tình tương đối vì bị điều kiện hoá bởi các hoàn cảnh thời gian, không gian, nền văn hoá… Luật của con người thì có thể thay đổi và cần được thay đổi, nhưng luật của Thiên Chúa thì bất biến. Chính vì thế cần phải ưu tiên tuân giữ luật của Thiên Chúa. Trong niềm tin Kitô giáo, chúng ta có thể nói rằng luật của con người có ra là nhằm phục vụ cho luật của Thiên Chúa. Do đó luật của con người cần phải lấy luật của Thiên Chúa làm điểm quy chiếu và nhất là không được trái với luật của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu đã từng sữa sai nhiều vị lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ về việc họ bỏ qua luật của Thiên Chúa mà bo bo giữ các tập tục nhân loại chẳng hạn như việc họ dạy người ta về luật Corban: “Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa? Quả thế, Thiên Chúa dạy: Người hãy thờ cha kính mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ thì phải bị xử tử. Còn các ông, các ông lại bảo: “Ai nói với cha mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa. Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa”(Mt 15,3-6). Khi người ta nói đến chuyện Môsê cho phép ly dị thì Chúa Giêsu đã khẳng định sự bất cập của nhân luật và Người tái khẳng định sự bất biến và tính bó buộc của thiên luật về hôn nhân bất khả phân ly (x.Mt 19,1-9; Mc 10,1-12).
3. Việc tuân giữ lề luật phải khởi đi từ thái độ chân thành bên trong tâm hồn. Cái bên ngoài là cách thế hữu hình rõ nét biểu lộ cái bên trong. Tuy nhiên không phải luôn luôn có sự đồng nhất về ý nghĩa giữa tâm tình bên trong và điều biểu lộ bên ngoài. Chuyện “khẩu phật, tâm xà” là chuyện xưa nay không hiếm. Hơn nữa điều cần lưu ý đó là chính tâm tình bên trong mới quyết định giá trị cũng như ý nghĩa của cái biểu lộ bên ngoài. Rất nhiều lần Chúa Giêsu phê phán thái độ giữ luật bằng hình thức bên ngoài mà thiếu sự chân thành bên trong tâm hồn. Người đã dùng hình ảnh “mả tô vôi”, bên ngoài thì đẹp đẽ nhưng bên trong thì tanh hôi, để ví nhiều người giữ luật theo kiểu này. Ngưòi cũng đã dùng lời sứ ngôn Isaia để nhắc nhớ họ: “Dân này tôn kính Ta bằng môi miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta” (x.Mt 15,7-8).
Loài người chúng ta trong thân phận hữu hình thì các hành vi bên ngoài luôn có tính cần thiết như tất yếu. Tuy nhiên chính cái tấm lòng, cái ý hướng bên trong mới chủ yếu quyết định giá trị tốt xấu các hành vi bên ngoài. Đã nhiều lần Chúa Giêsu khẳng định rằng không phải những gì bên ngoài vào trong con người thì làm cho họ ra nhơ uế mà chính là những gì từ bên trong phát xuất ra (x.Mc 7,14-23). Nhiều khi dù chưa thực hiện bằng hành vi bên ngoài như giết người hay ngoại tình, nhưng đã quyết định loại bỏ người anh em ngay trong lòng mình, hoặc đã quyết định làm điều bất chính với một phụ nữ thì đã đáng tội rồi (x.Mt 5,21-28).
4. Luật yêu thương là luật tối thượng. Chúa Giêsu đã nhiều lần minh định về giới răn: Kính mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn và hết trí khôn, đồng thời yêu thương tha nhân như chính mình (x.Mt 22,34-40; Mc 12,28-34; Lc 10,25-28). Dù xác đinh là giới răn trọng nhất, nhưng chúa Giêsu đã phân thành hai điều trên dưới khác nhau là mến Chúa và yêu người. Chính nhờ biết kính mến Thiên Chúa nên chúng ta mới có thể yêu thương tha nhân vượt quá cảm tính thường tình để rồi có thể yêu thương cả kẻ thù, yêu thương người bắt bớ, làm hại mình (x.Mt 5,43-48). Tuy nhiên, tương tự như các bậc mẹ cha thường đón nhận việc con cái yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là cách thế báo hiếu mẹ cha tuyệt vời nhất thì Thiên Chúa đã đoái nhận việc con người yêu thương nhau thật tình là cách thể tỏ bày lòng mến Chúa tuyệt hảo. Sau khi giảng dạy dân chúng nhiều điều thì Chúa Giêsu đã tóm gọn: “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Môsê và lời các ngôn sứ là thế đó” (Mt 7,12; x.Lc 6,31).
Trong tình yêu, khi bỏ qua, không làm một điều tích cực trong khả năng và hoàn cảnh thì đã làm một điều tiêu cực mà thậm chí là xấu xa. Nhiều lần Chúa Giêsu dùng kiểu chất vấn: Ngày Sabbat được làm điều lành hay làm điều dữ, nên cứu sống hay là giết chết? Có thể xác đinh ở đây hỏi tức là đã trả lời. Rất nhiều khi không cứu sống là đã giết chết, không làm điều lành là đã làm điều dữ. Dụ ngôn về ngày phán xét mà Chúa Giêsu kể, cho chúng ta xác tín chân lý này. Nhiều người phải trầm luân đời đời vì khi còn sống đã không làm những việc lành, việc tốt, việc phải làm cho một trong những kẻ bé mọn (x.Mt 25,31-46).
Để kết thúc những dòng chia sẻ này, xin có một vài nhận định nhỏ. Là Kitô hữu, ít có ai dám mạo phạm đến luật của Thiên Chúa. Cũng có thể nói rằng ít có sự xung đột hay bất đồng giữa những người có lòng thành về nội hàm của thiên luật. Nhiều vấn nạn nảy sinh thường là do bởi luật của con người. Trong thực tế thì dường như chúng ta quá đặt nặng luật của con người hơn là luật của Thiên Chúa. Chuyện gạn lọc con muỗi để nuốt cả con lạc đà là chuyện vẫn đang tồn tại đó đây (x.Mt 23,23-24). Có nhiều truyền thống đạo đức của một thời dù hiện nay có vẽ không còn phù hợp nhưng ít có ai can đảm bỏ nó đi như các Tông đồ ngày xưa đã bỏ lễ nghi “cắt bì”. Chuyện luật Chúa thì dễ còn luật cha thì quá khó; hay chuyện luật giáo hội chung thì thường là mở ngõ còn luật các hội dòng thì quá khắt khe và khép chặt…là một hiện thực khá phổ biến. Nhiều người biện minh cho tình trạng trên là vì mục tiêu đào tạo, là phải biết phòng xa…Tuy nhiên phải chăng chúng ta có thể vô tình biến Kitô hữu trở thành những người vụ luật của một thời đã qua khiến cho việc kiện toàn lề luật của Chúa Kitô như đang giậm chân tại chỗ, thậm chí là đang đi giật lùi chăng? Chúa Kitô đã đổ Thần Khí vào lòng chúng ta để chúng ta thân thưa với Thiên Chúa: “Abba!”, Cha ơi. Thế nhưng, trong thực tế thử hỏi xem đã có sự tự nhiên trong tình thân gần gủi giữa tín hữu giáo dân với các linh mục quản xứ, giữa các tu sĩ nam nữ với bề trên của mình, giữa các linh mục với giám mục của mình như thế nào? Xin lặp lại: Hỏi là một cách thế trả lời vậy. Và xin cùng nhắc nhớ lời minh định Chúa Giêsu để thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề: “Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisiêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời”(Mt 5,20).

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Thuận Hiếu – Ban Mê Thuột

Chúa Nhật IV TN A : HẠNH PHÚC ƠI, MI LÀ GÌ?

Cái tựa đề bài viết có vẻ như là tựa đề một khúc ca, một bản tình ca. Hẳn nhiên không phải vô tình nhưng xin thú thực là có chủ ý. Kitô hữu chúng ta, nếu là người trưởng thành và được “xem là ngoan đạo” thì chắc chắn thuộc nằm lòng kinh “phúc thật tám mối”. Mẹ Giáo hội đã minh nhiên khẳng định rằng “tám mối phúc” chính là bản Hiến Chương Nước Trời”. Dưới một góc độ nào đó thì bản Hiến Chương cũng gần tương tự với bản Hiến Pháp của một quốc gia. Chúng ta dễ dàng đồng thuận với nhau về tầm quan trọng cũng như vị trí, vai trò tối thượng của bản Hiến Pháp trong việc định chế các luật lệ để điều hành các tổ chức, sinh hoạt của một đất nước. Vị trí, vai trò của bản Hiến Chương trong các tổ chức xã hội lớn bé cũng có tầm quan trọng không thể phủ nhận, cho dù trong thực tế, có thế lúc này, lúc kia, nơi này nơi nọ, việc tuân thủ không được chặt chẽ và nghiêm túc.
Một ngộ nhận thường thấy khi đề cập đến các mối phúc của Tin mừng đó là người ta dễ bị cám dỗ tìm cách giải thích, biện luận và minh chứng vì sao khó nghèo là có phúc, vì sao sầu khổ là có phúc… Trong khi đó hạnh phúc thật mà Chúa Kitô loan báo không ở cái vế đầu của câu nói mà ở vế sau. Để hiểu rõ điều này xin đan cử câu chuyện đã từng xảy ra về một ông lão nghèo hành nghề bán vé số kiếm kế sinh nhai bỗng nhiên thành tỉ phú. Một ngày kia, vé số bán không hết, ông lão mệt quá nên không đem số vé dư trả lại đại lý. Ai ngờ có trong số vé dư ấy có một cặp mười lại trúng giải độc đắc. Người ta bèn nói rằng ông lão bán vé số có phúc vì trúng số độc đắc bạc tỉ. Như thế cái được gọi là có phúc không phải ở vế “làm nghề bán vé số” hay ở vế “không trả lại số vé không bán được” mà ở nơi vế “trúng giải độc đắc bạc tỉ” kiểu như trên trời rơi xuống.
Vậy chúng ta cần khẳng định rằng hạnh phúc thật chính tình trạng được ở trong Nước Trời, được có Nước Trời làm gia nghiệp, được Thiên Chúa ủi an, thương xót, được nhìn thấy Thiên Chúa, được gọi là con Thiên Chúa, được Thiên Chúa ân thưởng trên trời, nghĩa là các vế thứ hai của các mối phúc. Các vế thứ nhất của các mối phúc không phải là những điều kiện để có hạnh phúc, nhưng chỉ là những tình trạng được ban phúc, những tình trạng đã đón nhận hạnh phúc được ban.
Để hiểu điều này chúng ta cần đối chiếu với Tin Mừng thánh Luca. Các nhà nghiên cứu Tin Mừng đồng thuận với nhau rằng thánh sử Luca tường thuật các dữ kiện liên quan đến các mối phúc thì sát thực tiển hơn so với Tin mừng thánh Matthêu. “Đức Giêsu ngước mắt lên nhìn các môn đệ và nói: ‘Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng…”(Lc 6,20-23).
Hạnh phúc thật là Nước Trời, là chính Thiên Chúa. Và Thiên Chúa đã đoái thương ban hạnh phúc ấy cho tất cả mọi người, cho cả những người mà dưới con mắt thế gian hay theo nếp nghĩ của con người là bất hạnh là kém cõi là ngu dại, là kém phận… Thực tế cho thấy khi Chúa Kitô đi rao giảng tin mừng, thì rất nhiều người vốn bị xem như là bé phận, hèn mọn đã biết mở rộng tâm hồn đón nhận ân phúc Người ban. Trái lại, có nhiều người mà thế gian cho là may mắn thì không nhận được ân phúc ấy, nói đúng hơn là họ đã chối từ hạnh phúc được ban. Thánh sử Luca sau khi tường thuật những lời chúc phúc của Chúa Kitô thì tường thật tiếp liền những lời cảnh báo về các mối họa với những người giàu có, những người đang được no nê, vui cười, đang được mọi người ca tụng (x.Lc 6,24-26).
Những hạng người này bị chúc dữ hay nói đúng hơn là cảnh báo về tại họa không phải vì họ giàu, đang được no nê hay vui cười…nhưng vì họ đã đặt hạnh phúc thật sai chỗ, sai đối tượng. Họ đã lầm tưởng rằng của cải, các hoàn cảnh thuận lợi, danh phận đời này là hạnh phúc thật. Chính vì thế họ đã khước từ Chúa Kitô, khước từ Nước Trời mà Thiên Chúa ban tặng.
Các mối phúc thật hay Bản Hiến Chương Nước Trời không chủ ý nói đến những điều kiện để có hạnh phúc nhưng là trình bày nội dung của hạnh phúc đích thật. Đó là Thiên Chúa, là Nước Trời mà Người ban tặng cho nhân loại. Hạnh phúc đích thật chính là quà tặng nhưng không của Thiên Chúa, một quà tặng vượt quá mọi khả năng chiếm hữu của con người. Con người chỉ có thể đón nhận ân phúc ấy bằng lòng tin. Thánh Tông đồ dân ngoại đã từng nhấn mạnh chân lý này trong thư gửi tín hữu giáo đoàn Galata và giáo đoàn Rôma (x.Gl 2,16.19-21; Rm 3,28-30).
Có thể nói rằng tám mối phúc như khó nghèo, sầu khổ, khát khao nên người công chính, biết xót thương người…là những cách thế biểu lộ niềm tin, những con đường sống đức tin. Và chúng ta cũng có thể nói rằng ngoài những con đường, những cách thế rõ nét ấy thì vẫn có đó muôn vàn con đường sống đức tin, muôn muôn vàn cách thế biểu lộ niềm tin. Có thể xem đây là sự giao thoa giữa tám mối phúc đã được kể. “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi !”(Lc23,42). Không biết người gian phi bị treo bên phải Chúa Giêsu năm nào đã đi con đường nào của bát phúc, nhưng anh ta đã biểu lộ niềm tin vào Chúa Giêsu. Và anh đã được trao ban hạnh phúc đích thực là Nước Trời ngay ngày hôm ấy (x.Lc 23,43).
Cũng như Bản Hiến Pháp của một quốc gia vừa có tính hướng dẫn, vừa có tính quy định những thể chế, tổ chức, luật lệ của quốc gia ấy, thì Bản Hiến Chương Nước Trời khi cho biết đâu là hạnh phúc thật và con đường để có hạnh phúc thật sẽ có tính hướng dẫn và quy định các tổ chức, sinh hoạt…của đoàn tín hữu Kitô không chỉ trong tư cách cá nhân mà cả trong tư cách là đoàn dân của Thiên Chúa. Mong sao mọi tổ chức sinh hoạt của Giáo hội, mọi nghi tiết Phụng vụ, mọi luật lệ được ban hành… biết lấy Bản Hiến Chương Nước trời làm tiêu chuẩn quy chiếu. Và ước gì được một lần trong đời chúng ta không chỉ cất tiếng hát mà còn thực sự cảm nhận và xác tín lời một bài thánh ca khá quen thuộc: “vì ngoài Chúa ra, đâu là hạnh phúc…?”

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Thuận Hiếu – Ban Mê Thuột

Bài đăng xem nhiều nhất :