(TT&VH) - Kể từ khi kỹ thuật nghe nhìn, nhất là truyền hình và phim ảnh, phát triển mạnh mẽ thì văn hóa đọc đã trở nên yếu thế. Trước tình hình này, các nhà khoa học đã tìm cách làm cho văn hóa đọc không bị mai một, với việc phát minh ra sách điện tử.
Thu gọn cả thư viện vào trong sách điện tử
Lúc đầu, các nhà khoa học đưa những cuốn sách vào trong máy tính cá nhân (PC) của mọi người để họ có thể đọc khi rảnh rỗi. Tuy nhiên, điều bất tiện là khi rời khỏi máy tính thì việc đọc sách sẽ bị gián đoạn.
Vì vậy, năm 2007, công ty bán lẻ trực tuyến Amazon đã cho ra đời công cụ chuyên dụng gọi là sách điện tử có tên Kindle. Tuy có kích cỡ không lớn, chỉ bằng một quyển sách, mang theo người rất thuận tiện, nhưng Kindle có thể lưu trữ được hàng trăm cuốn sách, tờ báo theo sở thích của từng người. Đây có thể xem là một cuộc đại cách mạng về văn hóa đọc.
Công ty Amazon cho biết tính tới cuối tháng 12/2009, họ đã bán ra hơn 3 triệu sách điện tử Kindle. Ngay ngày 26/12/2009 sau lễ Noel, lần đầu tiên sách điện tử Kindle đã bán ra với số lượng lớn hơn so với sách xuất bản truyền thống bằng giấy.
Tiếp theo Amazon, các công ty Sony, Fuji, Google, Apple cũng lao vào sản xuất và cho ra đời sách điện tử ngày một hiện đại hơn. Trong Hội chợ sách thế giới 2009 được tổ chức tại Frankfurt (Đức), hơn 40% công ty đều quảng cáo rao bán các loại sách điện tử kiểu mới, vừa có lượng lưu trữ lớn, vừa không làm tổn hại mắt người đọc. Giờ đây, một quyển sách điện tử chỉ bằng chiếc máy điện thoại di động có thể chứa được hàng trăm đầu sách, báo. Ngoài ra, người sử dụng có thể mua thêm những cuốn sách, tờ báo mới từ trên mạng.
Dự kiến 10 năm tới đây, sách điện tử có thể thu gọn cả một thư viện với 600.000 cuốn sách vào trong máy. Bên cạnh đó, các tính năng của nó cũng ngày càng được cải tiến.
Một cách tiết kiệm ngân sách
Thái Luân, người Trung Quốc đầu tiên phát minh ra giấy viết trên thế giới, nếu còn sống ắt phải kinh ngạc trước sự tiến bộ của kỹ thuật. Sách điện tử ngày nay chỉ cần “một tờ giấy” điện tử nhỏ nhưng có thể chứa được cả kho sách đồ sộ.
Năm 2009, Trung Quốc đã tiêu thụ 693.000 sách điện tử và dự kiến năm nay con số này sẽ là 2,1 triệu. Vụ Xuất bản kỹ thuật số Trung Quốc dự báo thị trường sách điện tử năm 2010 của nước này có thể lên tới 75 tỷ NDT (hơn 10 tỷ USD).
Hàng năm, mỗi học sinh phổ thông ở Trung Quốc được chính phủ trợ cấp 1.600 NDT để mua sách giáo khoa, trong khi giá sách điện tử hiện nay thấp hơn mức đó. Bởi vậy, nếu như trang bị sách giáo khoa điện tử cho học sinh phổ thông thì sẽ tiết kiệm được ngân sách và giải tỏa “chiếc ba lô sách” nặng nề trên lưng các em.
Sưu tầm
Thu gọn cả thư viện vào trong sách điện tử
Lúc đầu, các nhà khoa học đưa những cuốn sách vào trong máy tính cá nhân (PC) của mọi người để họ có thể đọc khi rảnh rỗi. Tuy nhiên, điều bất tiện là khi rời khỏi máy tính thì việc đọc sách sẽ bị gián đoạn.
Vì vậy, năm 2007, công ty bán lẻ trực tuyến Amazon đã cho ra đời công cụ chuyên dụng gọi là sách điện tử có tên Kindle. Tuy có kích cỡ không lớn, chỉ bằng một quyển sách, mang theo người rất thuận tiện, nhưng Kindle có thể lưu trữ được hàng trăm cuốn sách, tờ báo theo sở thích của từng người. Đây có thể xem là một cuộc đại cách mạng về văn hóa đọc.
Công ty Amazon cho biết tính tới cuối tháng 12/2009, họ đã bán ra hơn 3 triệu sách điện tử Kindle. Ngay ngày 26/12/2009 sau lễ Noel, lần đầu tiên sách điện tử Kindle đã bán ra với số lượng lớn hơn so với sách xuất bản truyền thống bằng giấy.
Tiếp theo Amazon, các công ty Sony, Fuji, Google, Apple cũng lao vào sản xuất và cho ra đời sách điện tử ngày một hiện đại hơn. Trong Hội chợ sách thế giới 2009 được tổ chức tại Frankfurt (Đức), hơn 40% công ty đều quảng cáo rao bán các loại sách điện tử kiểu mới, vừa có lượng lưu trữ lớn, vừa không làm tổn hại mắt người đọc. Giờ đây, một quyển sách điện tử chỉ bằng chiếc máy điện thoại di động có thể chứa được hàng trăm đầu sách, báo. Ngoài ra, người sử dụng có thể mua thêm những cuốn sách, tờ báo mới từ trên mạng.
Dự kiến 10 năm tới đây, sách điện tử có thể thu gọn cả một thư viện với 600.000 cuốn sách vào trong máy. Bên cạnh đó, các tính năng của nó cũng ngày càng được cải tiến.
Một cách tiết kiệm ngân sách
Thái Luân, người Trung Quốc đầu tiên phát minh ra giấy viết trên thế giới, nếu còn sống ắt phải kinh ngạc trước sự tiến bộ của kỹ thuật. Sách điện tử ngày nay chỉ cần “một tờ giấy” điện tử nhỏ nhưng có thể chứa được cả kho sách đồ sộ.
Năm 2009, Trung Quốc đã tiêu thụ 693.000 sách điện tử và dự kiến năm nay con số này sẽ là 2,1 triệu. Vụ Xuất bản kỹ thuật số Trung Quốc dự báo thị trường sách điện tử năm 2010 của nước này có thể lên tới 75 tỷ NDT (hơn 10 tỷ USD).
Hàng năm, mỗi học sinh phổ thông ở Trung Quốc được chính phủ trợ cấp 1.600 NDT để mua sách giáo khoa, trong khi giá sách điện tử hiện nay thấp hơn mức đó. Bởi vậy, nếu như trang bị sách giáo khoa điện tử cho học sinh phổ thông thì sẽ tiết kiệm được ngân sách và giải tỏa “chiếc ba lô sách” nặng nề trên lưng các em.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét