Hằng năm cứ vào dịp Lễ Mừng Chúa Phục Sinh, nhiều sứ điệp hoành tráng được cất lên từ các tòa giảng, qua các phương tiện thông tin, hòa với tiếng ca và không thể thiếu câu Allêluia: ngợi khen, chúc tụng Chúa. Lễ mừng Chúa Phục Sinh là lễ trọng nhất trong Phụng Vụ Kitô giáo. Nét long trọng ấy được thể hiện ra bên bên ngoài cách rõ nét qua các tổ chức có thể gọi là “lễ hội” cách nào đó, nhất là sau quảng thời gian 40 ngày kiêng khem, hãm mình của Mùa Chay thánh. Dù rằng hiện nay sự long trọng và huy hoàng của Lễ Giáng Sinh có lẽ vì được “xã hội hóa” nên có phần át Lễ Phục Sinh. Tuy nhiên trong niềm tin, người Kitô hữu vẫn ý thức tầm quan trọng của mầu nhiệm Chúa Phục Sinh. Vì như thánh Phaolô tông đồ khẳng định: Nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của Kitô hữu chúng ta ra vô ích…(x.1Cr 15,14). Thế nhưng nếu thử hỏi rằng ai là người tin Chúa Kitô Phục Sinh, thì cũng khó trả lời cách rạch ròi và mang tính thuyết phục.
Để làm rõ vấn nạn nầy, thiết tưởng cần nhắc nhớ nhau về ý nghĩa của mầu nhiệm Chúa Phục Sinh. Có thể nói rằng ý nghĩa nền tảng và quan trọng nhất của mầu nhiệm Phục sinh đó là minh chứng hay xác nhận thiên tính của Chúa Giêsu. Khi phục sinh, Chúa Giêsu chứng tỏ Người có thẩm quyền của một vị Thiên Chúa, nên toàn thể các chân lý Người dạy, kể cả những chân lý mà lý trí loài người khó có thể luận giải minh bạch, thì thảy đều đáng tin (x.GLCG chung số 651).
Ngoài ý nghĩa nền tảng trên thì mầu nhiệm Phục Sinh còn nói với chúng ta rằng:
-Cuộc đời con người không chấm dứt với cái chết thể lý: Cái chết thể lý chỉ là cánh cửa để con người bước vào cõi sống ngàn thu. Bước vào cõi sống đời đời này để hưởng hạnh phúc đích thật hay phải bị trầm luân vĩnh viễn mới là điều hệ trọng. Người tin vào mầu nhiệm Phục Sinh là người biết “ái mộ những sự trên trời” chứ không phải chỉ biết lo tìm những sự thuộc hạ giới (x.Cl 3,1-4). Họ là những người biết thu tích kho tàng ở trên trời, không sợ mối mọt làm hư hỏng, không sợ kẻ trộm lấy mất (x.Mt 6,20). Làm thế nào để phân biệt đâu là kho tàng trên trời và đâu là kho tàng dưới đất. Cái gì sẽ qua đi thì thuộc hạ giới còn cái gì mãi tồn tại là thuộc thiên giới. Thánh tông đồ dân ngoại cho ta hay chỉ có đức ái mới tồn tại mãi mãi, nghĩa là sẽ đi với chúng ta qua cánh cửa sự chết. Dụ ngôn ngày cánh chung mà Chúa Giêsu kể trong tin mừng Matthêu chương 25 giúp chúng ta xác tín chân lý này. Đến ngày chung thẩm, chính Người sẽ thẩm vấn chúng ta về tấm lòng của chúng ta qua các nghĩa cử chúng ta đã làm hoặc không làm cho tha nhân, cho người bất hạnh, cho kẻ nghèo hèn…
-Sự giả dối sẽ bị vạch trần, bạo lực, hận thù sẽ bị khuất phục khi người ta can đảm đối diện và đón nhận đau khổ cũng như sự chết trong tình yêu. Quả thật thần dữ là cha của sự gian dối và là nguồn của bạo lực và sự hận thù (x.Ga 8,44). Chiến lược của thần dữ là kìm hãm con người trong sự sợ hãi. Và chiến thuật của nó là gieo rắc sự giả dối, bạo lực và hận thù. Sống trong sự giả dối, lòng người thật khó được bình yên vì luôn canh cánh lo sợ, lo sợ bị phơi bày ra ánh sáng. Hận thù và bạo lực là những công cụ nhiều lúc đã thống trị tha nhân cách đắc lực và hiệu quả vì phận người vốn thường ngại khổ và nhất là sợ chết. Quả thật, nếu chúng ta còn ngại khó, sợ hy sinh mà không dám rao truyền sự thật, không dám bảo vệ công lý, không dám bảo vệ người nghèo hèn, kẻ bị áp bức…thì các câu tung hô “Allêluia Chúa đã phục sinh” của chúng ta chỉ là phèng la não bạt vô hồn.
-Tin Chúa đã phục sinh là tin Người đang sống. Chúa Kitô vẫn hiện diện giũa thế trần này bằng nhiều cách thế. Một trong những cách thế hiện diện của Người cách hữu hình và sống động đó là cuộc sống của các Kitô hữu. Nội hàm lời của thánh tông đồ dân ngoại:“Tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà Chúa Kitô đang sống trong tôi”, quả là một lời tuyên xưng khả tín. Lời tuyên xưng Chúa đã phục sinh phải sánh đôi với một cuộc đời: “đi đến đâu thì giáng phúc đến đấy”(x.Cvtđ 10,38); can đảm và thẳng thắn nói lời chân lý trước cả thế quyền lần thần quyền (x.Mt 26,64; Ga 18,37); khoan dung với tội nhân nhưng luôn cương quyết loại trừ tội lỗi (x.Ga 8,1-11); yêu thương phục vụ đồng loại đến cùng (x.Ga13); sẵn sàng đón nhận thập giá để biểu lộ một tình yêu vị tha trong sáng, hết lòng…
Rất nhiều câu tung hô, nhiều câu ca “hoành tráng”: “Allêluia, Chúa đã sống lại” trong dịp đại lễ Phục Sinh này. Nhưng để trả lời câu hỏi: Ai là người tin Chúa Kitô đã phục sinh thì quả không dễ dàng. Cần xác nhận rằng các thánh là những người chắc chắn tin Chúa đã phục sinh. Còn chúng ta thì sao? Không gì hơn xin hãy xét lại lòng mình. Kho tàng đích thực của tôi đang ở đâu? Kho tàng của ta ở đâu thì lòng trí của ta sẽ ở đó (x.Mt 6,21). Lòng chúng ta đang còn lấn cấn sự gì, còn vương vấn nỗi sợ hãi nào, khiến chúng ta không dám nói lời chân lý, không dám sống yêu thương cho đến cùng? Mang danh là Kitô hữu mà đã có lần nào trong cuộc đời chúng ta dám nói như thánh Phaolô rằng “Chúa Kitô đang sống trong tôi” một cách không ngượng miệng?
Vâng lời vị cha chung giáo hội toàn cầu, Đức Bênêđictô XVI, xin bớt nói Chúa đã phục sinh nhưng hãy làm cho tha nhân nhìn thấy và cảm nhận Chúa Kitô đang sống giữa họ, qua cuộc sống và hành động của mỗi người chúng ta.
Để làm rõ vấn nạn nầy, thiết tưởng cần nhắc nhớ nhau về ý nghĩa của mầu nhiệm Chúa Phục Sinh. Có thể nói rằng ý nghĩa nền tảng và quan trọng nhất của mầu nhiệm Phục sinh đó là minh chứng hay xác nhận thiên tính của Chúa Giêsu. Khi phục sinh, Chúa Giêsu chứng tỏ Người có thẩm quyền của một vị Thiên Chúa, nên toàn thể các chân lý Người dạy, kể cả những chân lý mà lý trí loài người khó có thể luận giải minh bạch, thì thảy đều đáng tin (x.GLCG chung số 651).
Ngoài ý nghĩa nền tảng trên thì mầu nhiệm Phục Sinh còn nói với chúng ta rằng:
-Cuộc đời con người không chấm dứt với cái chết thể lý: Cái chết thể lý chỉ là cánh cửa để con người bước vào cõi sống ngàn thu. Bước vào cõi sống đời đời này để hưởng hạnh phúc đích thật hay phải bị trầm luân vĩnh viễn mới là điều hệ trọng. Người tin vào mầu nhiệm Phục Sinh là người biết “ái mộ những sự trên trời” chứ không phải chỉ biết lo tìm những sự thuộc hạ giới (x.Cl 3,1-4). Họ là những người biết thu tích kho tàng ở trên trời, không sợ mối mọt làm hư hỏng, không sợ kẻ trộm lấy mất (x.Mt 6,20). Làm thế nào để phân biệt đâu là kho tàng trên trời và đâu là kho tàng dưới đất. Cái gì sẽ qua đi thì thuộc hạ giới còn cái gì mãi tồn tại là thuộc thiên giới. Thánh tông đồ dân ngoại cho ta hay chỉ có đức ái mới tồn tại mãi mãi, nghĩa là sẽ đi với chúng ta qua cánh cửa sự chết. Dụ ngôn ngày cánh chung mà Chúa Giêsu kể trong tin mừng Matthêu chương 25 giúp chúng ta xác tín chân lý này. Đến ngày chung thẩm, chính Người sẽ thẩm vấn chúng ta về tấm lòng của chúng ta qua các nghĩa cử chúng ta đã làm hoặc không làm cho tha nhân, cho người bất hạnh, cho kẻ nghèo hèn…
-Sự giả dối sẽ bị vạch trần, bạo lực, hận thù sẽ bị khuất phục khi người ta can đảm đối diện và đón nhận đau khổ cũng như sự chết trong tình yêu. Quả thật thần dữ là cha của sự gian dối và là nguồn của bạo lực và sự hận thù (x.Ga 8,44). Chiến lược của thần dữ là kìm hãm con người trong sự sợ hãi. Và chiến thuật của nó là gieo rắc sự giả dối, bạo lực và hận thù. Sống trong sự giả dối, lòng người thật khó được bình yên vì luôn canh cánh lo sợ, lo sợ bị phơi bày ra ánh sáng. Hận thù và bạo lực là những công cụ nhiều lúc đã thống trị tha nhân cách đắc lực và hiệu quả vì phận người vốn thường ngại khổ và nhất là sợ chết. Quả thật, nếu chúng ta còn ngại khó, sợ hy sinh mà không dám rao truyền sự thật, không dám bảo vệ công lý, không dám bảo vệ người nghèo hèn, kẻ bị áp bức…thì các câu tung hô “Allêluia Chúa đã phục sinh” của chúng ta chỉ là phèng la não bạt vô hồn.
-Tin Chúa đã phục sinh là tin Người đang sống. Chúa Kitô vẫn hiện diện giũa thế trần này bằng nhiều cách thế. Một trong những cách thế hiện diện của Người cách hữu hình và sống động đó là cuộc sống của các Kitô hữu. Nội hàm lời của thánh tông đồ dân ngoại:“Tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà Chúa Kitô đang sống trong tôi”, quả là một lời tuyên xưng khả tín. Lời tuyên xưng Chúa đã phục sinh phải sánh đôi với một cuộc đời: “đi đến đâu thì giáng phúc đến đấy”(x.Cvtđ 10,38); can đảm và thẳng thắn nói lời chân lý trước cả thế quyền lần thần quyền (x.Mt 26,64; Ga 18,37); khoan dung với tội nhân nhưng luôn cương quyết loại trừ tội lỗi (x.Ga 8,1-11); yêu thương phục vụ đồng loại đến cùng (x.Ga13); sẵn sàng đón nhận thập giá để biểu lộ một tình yêu vị tha trong sáng, hết lòng…
Rất nhiều câu tung hô, nhiều câu ca “hoành tráng”: “Allêluia, Chúa đã sống lại” trong dịp đại lễ Phục Sinh này. Nhưng để trả lời câu hỏi: Ai là người tin Chúa Kitô đã phục sinh thì quả không dễ dàng. Cần xác nhận rằng các thánh là những người chắc chắn tin Chúa đã phục sinh. Còn chúng ta thì sao? Không gì hơn xin hãy xét lại lòng mình. Kho tàng đích thực của tôi đang ở đâu? Kho tàng của ta ở đâu thì lòng trí của ta sẽ ở đó (x.Mt 6,21). Lòng chúng ta đang còn lấn cấn sự gì, còn vương vấn nỗi sợ hãi nào, khiến chúng ta không dám nói lời chân lý, không dám sống yêu thương cho đến cùng? Mang danh là Kitô hữu mà đã có lần nào trong cuộc đời chúng ta dám nói như thánh Phaolô rằng “Chúa Kitô đang sống trong tôi” một cách không ngượng miệng?
Vâng lời vị cha chung giáo hội toàn cầu, Đức Bênêđictô XVI, xin bớt nói Chúa đã phục sinh nhưng hãy làm cho tha nhân nhìn thấy và cảm nhận Chúa Kitô đang sống giữa họ, qua cuộc sống và hành động của mỗi người chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét