Có hai người bạn chơi thân với nhau từ thời niên thiếu. Khi đã trưởng thành, hai người bạn vẫn muốn giữ tình bạn thắm thiết với nhau; nên sau khi lập gia đình, họ quyết định sống gần nhau; họ ở đối diện nhau giữa hai bên con đường làng.
Tình bạn của họ thật thắm thiết cho đến một ngày kia khi một người trong làng quyết định thử thách tình bạn của họ. Ông này may một chiếc áo hai màu; bên phải màu đỏ, còn bên trái màu xanh. Một ngày kia, khi thấy cả hai người bạn đang làm vườn, người đàn ông mang chiếc áo hai màu đi qua con đường ở giữa hai người bạn. Người đàn ông vừa đi vừa đánh trống để cố ý gây sự chú ý cho hai người bạn để họ nhìn thấy chiếc áo của mình.
Chiều đến, hai người bạn gặp nhau để nói chuyện như mọi ngày. Trong khi nói chuyện, một người bạn hỏi người bạn kia: “Anh có thấy người đàn ông mang áo đỏ đánh trống hôm nay không?” Người kia trả lời, “Không, tôi thấy anh ta mang áo màu xanh.” “Ồ không,” người kia đáp lại, “rõ ràng là anh ta mang áo màu đỏ, chính mắt tôi thấy cơ mà.” “Anh lầm rồi.” người bạn kia đáp lại, “Chính tối thấy anh ta mang áo màu xanh, vừa đi vừa đánh trống.” Người kia đáp ngay, “Anh mù à, ông ấy mang áo màu đỏ.” Người kia tức giận phản ứng ngay, “Mày nói ai mù, tao thấy ông ta mang áo màu xanh.” Như thế cuộc cãi vã biến thành cuộc ẩu đả, và hai người bạn đã đánh nhau. Tình bạn thắm thiết bao nhiêu năm giờ đây chấm hết vì không thể vượt qua cuộc thử thách về cái tôi của mình.
Người đàn ông tiến lại chỗ hai người với chiếc áo hai màu trên mình, bên phải màu đỏ, bên trái màu xanh. Điều này làm cho hai người bạn sững sờ nhìn nhau. Họ liền đổ lỗi cho người đàn ông vì chính ông ta mà làm cho họ mất tình bạn. Người đàn ông đáp lại, “Hai anh ạ, các anh đừng đổ lỗi cho tôi. Cả hai anh đều đúng, và cả hai đều sai. Các anh đánh nhau vì các anh nhìn chiếc áo của tôi theo quan điểm khác nhau của mỗi người.”
***
Quí bạn thân mến, xây dựng sự hiệp nhất mời gọi chúng ta học hỏi sự khác biệt của nhau, chấp nhận sự khác biệt của nhau, và quí trọng những sự khác biệt ấy. Nếu chúng ta nhận biết và quí trọng sự khác biệt của mỗi người, thì chúng ta mới thấy giá trị của một cộng đoàn không phải là nằm ở chỗ mọi người cùng như nhau, nhưng là cùng nhau hướng đến một mục đích. Một cộng đoàn có nội lực mạnh là một cộng đoàn có sự khác biệt nhưng không có sự tách biệt. Sự khác biệt làm cho cộng đoàn ấy thêm phong phú, đa dạng và đầy sức sống. Sự tách biệt chỉ dẫn đến sự xáo trộn chia rẻ, và tan vỡ.
Câu chuyện hôm nay nhắc nhở chúng ta về khả năng nhìn toàn cục của vấn đề hơn là chỉ nhìn một khía cạnh của nó. Để giải quyết một vấn đề nào đó trong cộng đoàn, chúng ta cần có cái nhìn tổng thể hơn chỉ là nhìn một chiều phiến diện. Mỗi đồng tiền điều có hai mặt, thì mỗi sự việc cũng có hai mặt của nó. Quan điểm của chúng ta có thể là đúng, nhưng còn quan điểm và ý kiến của người khác thì sao?
***
Xin bạn cẩn trọng hơn và bao dung hơn trong cái nhìn của mình về tập thể và cộng đoàn mình, và cũng như về những cá nhân lãnh đạo cộng đoàn mình. Trước khi góp ý điều gì, chúng ta cần hỏi lại chính mình, ngoài màu “đỏ” mà mình thấy trước mắt, liệu rằng mình có thấy màu “xanh” ở phía bên kia không?
Br. Huynhquảng
Nguồn : http://www.suyniemhangngay.org
Tình bạn của họ thật thắm thiết cho đến một ngày kia khi một người trong làng quyết định thử thách tình bạn của họ. Ông này may một chiếc áo hai màu; bên phải màu đỏ, còn bên trái màu xanh. Một ngày kia, khi thấy cả hai người bạn đang làm vườn, người đàn ông mang chiếc áo hai màu đi qua con đường ở giữa hai người bạn. Người đàn ông vừa đi vừa đánh trống để cố ý gây sự chú ý cho hai người bạn để họ nhìn thấy chiếc áo của mình.
Chiều đến, hai người bạn gặp nhau để nói chuyện như mọi ngày. Trong khi nói chuyện, một người bạn hỏi người bạn kia: “Anh có thấy người đàn ông mang áo đỏ đánh trống hôm nay không?” Người kia trả lời, “Không, tôi thấy anh ta mang áo màu xanh.” “Ồ không,” người kia đáp lại, “rõ ràng là anh ta mang áo màu đỏ, chính mắt tôi thấy cơ mà.” “Anh lầm rồi.” người bạn kia đáp lại, “Chính tối thấy anh ta mang áo màu xanh, vừa đi vừa đánh trống.” Người kia đáp ngay, “Anh mù à, ông ấy mang áo màu đỏ.” Người kia tức giận phản ứng ngay, “Mày nói ai mù, tao thấy ông ta mang áo màu xanh.” Như thế cuộc cãi vã biến thành cuộc ẩu đả, và hai người bạn đã đánh nhau. Tình bạn thắm thiết bao nhiêu năm giờ đây chấm hết vì không thể vượt qua cuộc thử thách về cái tôi của mình.
Người đàn ông tiến lại chỗ hai người với chiếc áo hai màu trên mình, bên phải màu đỏ, bên trái màu xanh. Điều này làm cho hai người bạn sững sờ nhìn nhau. Họ liền đổ lỗi cho người đàn ông vì chính ông ta mà làm cho họ mất tình bạn. Người đàn ông đáp lại, “Hai anh ạ, các anh đừng đổ lỗi cho tôi. Cả hai anh đều đúng, và cả hai đều sai. Các anh đánh nhau vì các anh nhìn chiếc áo của tôi theo quan điểm khác nhau của mỗi người.”
***
Quí bạn thân mến, xây dựng sự hiệp nhất mời gọi chúng ta học hỏi sự khác biệt của nhau, chấp nhận sự khác biệt của nhau, và quí trọng những sự khác biệt ấy. Nếu chúng ta nhận biết và quí trọng sự khác biệt của mỗi người, thì chúng ta mới thấy giá trị của một cộng đoàn không phải là nằm ở chỗ mọi người cùng như nhau, nhưng là cùng nhau hướng đến một mục đích. Một cộng đoàn có nội lực mạnh là một cộng đoàn có sự khác biệt nhưng không có sự tách biệt. Sự khác biệt làm cho cộng đoàn ấy thêm phong phú, đa dạng và đầy sức sống. Sự tách biệt chỉ dẫn đến sự xáo trộn chia rẻ, và tan vỡ.
Câu chuyện hôm nay nhắc nhở chúng ta về khả năng nhìn toàn cục của vấn đề hơn là chỉ nhìn một khía cạnh của nó. Để giải quyết một vấn đề nào đó trong cộng đoàn, chúng ta cần có cái nhìn tổng thể hơn chỉ là nhìn một chiều phiến diện. Mỗi đồng tiền điều có hai mặt, thì mỗi sự việc cũng có hai mặt của nó. Quan điểm của chúng ta có thể là đúng, nhưng còn quan điểm và ý kiến của người khác thì sao?
***
Xin bạn cẩn trọng hơn và bao dung hơn trong cái nhìn của mình về tập thể và cộng đoàn mình, và cũng như về những cá nhân lãnh đạo cộng đoàn mình. Trước khi góp ý điều gì, chúng ta cần hỏi lại chính mình, ngoài màu “đỏ” mà mình thấy trước mắt, liệu rằng mình có thấy màu “xanh” ở phía bên kia không?
Br. Huynhquảng
Nguồn : http://www.suyniemhangngay.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét